Giải pháp cứu nền kinh tế Việt Nam trước dịch Covid-19

04/04/2020 20:34 | 4 năm trước

(LSO) - Dịch bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Thế giới và Việt Nam, Covid-19 không khác gì một đợt suy thoái toàn cầu. Rất nhiều tổ chức, cá nhân, chuyển gia kinh tế đã có những cách làm riêng chung tay cùng Chính phủ chống dịch. 

Những con số tác động đến cac doanh nghiêp.

Tính đến 20/03, các doanh nghiệp đã có những giải pháp ứng phó trước mắt với dịch Covid-19, đã có trên 15% số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất. Nếu ước tính số lao động bình quân 1 doanh nghiệp khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400.000 lao động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000-880.000 người. Nếu dịch bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000-1,32 triệu người.

Thống kê trong tháng 2/2020 cũng cho thấy, số người thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng BHTN là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 01/2020 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000 người).

Các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định rằng, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ một nguyên nhân phi kinh tế. Trong bối cảnh này, các chính sách điều hành vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng tới “sức đề kháng” của nền kinh tế. Hơn nữa, tính chất của đại dịch cho thấy việc dự báo tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam diễn ra trong thời gian bao lâu là rất khó.

Cũng theo tính toán của các chuyên gia nếu đại dịch kéo dài đến hết tháng 4 thì 49,2% doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động; 31,9% cắt giảm quy mô sản xuất; 18,1% tạm dừng hoạt động; 0,8% có khả năng phá sản. Nếu đến hết tháng 6, tháng 9 hoặc hết năm thì tỷ lệ doanh nghiệp phá sản sẽ lần lượt là 6,1%, 19,3% và 39,3%.

Kết quả khảo sát của ĐHKTQD

Đây là cập nhật mới nhất các con số của các doanh nghiêp Việt Nam, trong ấn phẩm có đưa ra các kịch bản tác động của dịch Covid-19 đến có doanh nghiệp.

Định hướng và kiến nghị giải pháp của cac chuyên gia.

Nhóm tác giả gồm hơn 50 nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, đưa ra một số khuyến nghị, các giải pháp chính sách để vượt qua giai đoạn khó khăn tác động lên nền kinh tế.

PGS.TS Tô Trung Thành - Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế bị tổn thương bởi các cú sốc bên ngoài, chúng ta cần phải xem lại nền tảng của nền kinh tế. Một trong những nền tảng của nền kinh tế có thể nhìn thấy được chính là năng suất lao động của Việt Nam hiện giờ đang ở mức thấp và ngày càng tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các động lực để tăng trưởng năng suất gần như cạn kiệt. Vậy nên giai đoạn sắp tới sẽ là một cơ hội để cải thiện một cách mạnh mẽ năng suất lao động, từ đó gia tăng sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đồng thời chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài.

Cũng Theo PGS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của các yếu tố dịch, đặc biệt là những ngành như dịch vụ, du lịch, logistic hoặc những ngành công nghiệp về chế tạo, chế biến, nhưng cũng có những ngành đang có triển vọng rất tốt và vẫn là những điểm sáng, là những trụ đỡ cho nền kinh tế, như lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực.

“Năm nay là một năm vừa được mùa, vừa được giá. Những sản phẩm nông nghiệp cũng đang là những điều kiện để tạo ra sự ổn định cho xã hội, kể cả trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh. Bên cạnh đó cũng có những ngành khác, như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, viễn thông. Đây cũng là cơ hội để chúng ta thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào rộng khắp các hoạt động đời sống xã hội và hoạt động quản lý”, PGS.TS. Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Những chính sách hỗ trợ đưa ra

Các chuyên gia nhận định. Đối với những người lao động mất việc kéo dài, có thể tạm thời kéo dài thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Các hộ gia đình mất thu nhập lâu dài không có khả năng thích ứng cần được trợ cấp đủ để duy trì cuộc sống tối thiểu. Cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng lao động tư do không thuộc diện bao phủ của bảo hiểm.

Đối với doanh nghiệp trực tiếp chịu ảnh hưởng về tiền tệ, nới lỏng các điều kiện tín dụng, hoãn chi trả nợ, miễn lãi, giảm lãi, cho phép tái cơ cấu lại nợ để cải thiện tính thanh khoản và khả năng chịu đựng của doanh nghiệp cho tới khi qua được khó khăn; hoãn thuế phí, miễn giảm thuế phí, hoãn hoặc miễn đóng bảohiểm xã hội.

Ngoài ra nếu bệnh dịch kéo dài hơn (đến quý 3 hoặc hết năm 2020), Chính phủ cần tính tới các biện pháp thiệp mạnh mẽ hơn mang tính “giải cứu”.

Những chính sách giải cứu doanh nghiệp

Không chỉ tập trung vào khả năng thanh khoản mà còn là khả năng thanh toán (tồn tại hay phá sản) của các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cần sẵn sàng bơm thêm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Lãi suất có thể cắt giảm thêm 1 đến 2 điểm phần trăm.

Ngoài ra, Khi các chính sách tiền tệ hay tài khóa truyền thống không đủ hỗ trợ khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì cần có các can thiệp tài khóa trực tiếp từ chính phủ như mua lại nợ, tăng sở hữu vốn nhà nước… ở một số lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Cần tránh tối đa sự đổ vỡ của các tập đoàn lớn.

Việc nhu cầu chi tiêu từ khu vực doanh nghiệp và người dân giảm mạnh, Nhà nước cần đóng một vai trò là đối tượng chi tiêu chính. Do vậy, đầu tư công đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đầu tư công phải đúng mục đích, tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt và cần đúng thời điểm mà nền kinh tế cần. Cần có sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội để tránh xảy ra những hệ lụy tiêu cực.

Việt Nam cũng cần đảm  bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô. Cần giữ lạm phát và lãi suất ở mức thấp, tỷ giá ổn định, đầu tư công được thực hiện đúng mục đích và giám sát tốt, môi trường đầu tư được cải thiện, thì sau bệnh dịch, nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chóng. Ngược lại sẽ mất nhiều năm tiếp theo để giải quyết các vấn đề không phải bệnh dịch, nền kinh tế sẽ đình trệ trong thời gian dài như giai đoạn hậu khủng hoảng 2007 – 2008.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định và cho rằng, Covid-19 đã vô tình tạo ra một cơ hội thay đổi phương thức phát triển và cấu trúc phát triển của kinh tế Việt Nam theo hướng chúng ta sẽ áp dụng ngày càng nhiều hơn kinh tế số. Giãn cách xã hội là một trong những phương tiện cơ bản để chúng ta giảm thiểu tác động của Covid-19.

Nguyễn Phong

/bo-tu-phap-de-xuat-thu-tuong-cho-phep-thi-diem-xay-dung-chinh-sach-ve-tien-ao.html