Quyền lợi sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

10/04/2020 22:56 | 4 năm trước

(LSO) - Tôi ký hợp đồng lao động làm việc với một nhà máy xi măng từ tháng 5/2014. Tháng 8/2019, tôi phát hiện mình mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 4 tháng. Sau khi ra viện, tôi bị kết luận suy giảm khả năng lao động 35%. Mặc dù chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng do không đủ sức khỏe để thực hiện công việc nên tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy, trong trường hợp này, quyền lợi an sinh xã hội tôi được hưởng như thế nào? Bạn đọc Anh Vũ (Lào Cai).

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An xin trả lời như sau:

Theo Điều 143 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về bệnh nghề nghiệp, cụ thể:
"1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt".

Như vậy, nếu bạn bị bệnh do quá trình làm việc sẽ được bồi thường các khoản theo quy định tại Điều 144 và Điều 145 Bộ luật Lao động như sau:

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

-Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Bạn sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:

Trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:

+ Suy giảm 31% thì hưởng 30% mức lương cơ sở.

+ Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Thanh Hà