Vì sao không cưỡng chế thu hồi nhà công vụ?

21/04/2020 18:01 | 4 năm trước

Liên quan thông tin quan chức đã nghỉ hưu nhiều năm vẫn chưa trả lại nhà công vụ tại Hà Nội, thậm chí có trường hợp cơ quan chức năng đã gửi thông báo nhiều lần mà không trả nhà, trao đổi với PV, nhiều chuyên gia pháp lý nói rằng, khi cần thiết, phải cưỡng chế thu hồi.

Theo quy định tại Điều 84 Luật Nhà ở năm 2014, cơ quan chức năng có quyền thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trong các trường hợp sau:

Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của luật này; Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở; Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua; Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của luật này; Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.

Luật này cũng quy định: Người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi.

TUẤN MINH/TPO

/12-cuu-quan-chuc-tra-lai-nha-cong-vu-sau-nhieu-lan-bi-doi-nha.html