Cụ thể, Ông Bùi Văn Cường (Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia) cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thực hiện bỏ phiếu tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu tại TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu tại Hải Phòng và Thủ tướng Phạm Minh Chính bỏ phiếu tại Cần Thơ.
Theo Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban công tác đại biểu, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, có nguyên tắc là hầu hết các lãnh đạo cư trú ở đâu, trên địa bàn nào sẽ đi bầu cử ở nơi đó. Tuy nhiên, các lãnh đạo cũng gắn với những nhiệm vụ cụ thể trong công tác bầu cử. Các lãnh đạo sẽ đi bỏ phiếu, đồng thời kiểm tra, chứng kiến giờ khai mạc, không khí của ngày bầu cử.
"Việc này có ý nghĩa khi lãnh đạo sẽ vừa kiểm tra, vừa động viên các địa phương trong ngày bầu cử, hoà với không khí sôi nổi chung của cả nước", Bà Thanh khẳng định.
Ngoài ra, bà Thanh cũng cho biết thêm, việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV trong cả nước chậm nhất là 20 ngày sau ngày bầu cử; công bố danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 chậm nhất là 10 ngày sau ngày bầu cử.
Trường hợp trong quá trình thực hiện bầu cử có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan chức năng sẽ có quy định thời gian giải quyết tố cáo và công bố kết quả xác nhận của đại biểu đó theo quy định của pháp luật.
Trước đó, theo đề nghị của Ủy ban bầu cử, đã có 16 tỉnh, thành phố có đơn đề nghị và được Hội đồng Bầu cử quốc gia cho phép một số khu vực ở các tỉnh này bỏ phiếu sớm, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Nông, Hải Phòng, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Kon Tum, Bạc Liêu và Bắc Ninh.
MINH QUÝ
Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường ra quân tuyên truyên lưu động bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp