/ Hồ sơ - Tư liệu
/ 17 năm sau dịch SARS: Nỗi đau còn đeo bám (kỳ 2)

17 năm sau dịch SARS: Nỗi đau còn đeo bám (kỳ 2)

05/01/2021 18:02 |

(LSO) - Ngày 24/3/2003, đúng ngày sinh nhật của Bác sĩ Thu, đã có thêm hai người tử vong vì SARS tại Bệnh viện Việt - Pháp. Đó là một ngày mà Bác sĩ Thu không bao giờ muốn nhắc lại dù sự việc xảy ra đã 17 năm.

Các bác sĩ phiên tục tăng ca để chăm sóc bệnh nhân.

Liên tục phảităng ca

Ông NguyễnHữu Ngự (SN 1953), hồi đó là kỹ thuật viên Khoa Hồi sức tích cực nhớ lại: “17 năm trước, Bệnh viện Việt - Pháp tiếp nhận một bệnh nhân với triệu chứng suy hô hấp, ông ấy nằm ở phòng bệnh đầu dãy hành lang mà ho đến cuối dãy còn nghe rõ. Chúng tôi cũng đánh giá ban đầu làmột bệnh nặng,nhưng chưa ai ngờ được rằng, lại trở thành đại dịch nguy hiểm đến như vậy. Nhẽ ra, đội ngũ chăm sóc y tế ngày đó phải dùng mặt nạ N95, nhưngchỉ dùng mặt nạ thường nên không thể phòng được sự lây lan. Mãi sau khi dịchbùng phát mớibắt đầu bảo vệ nghiêm ngặt”.

Mặc dù dịch bệnh nguy hiểm là vậy, nhưng ông Ngự cho hay, làm nghề y cũng như người lính luôn đối mặt với hiểm nguy, nhưng đồng nghiệp vẫn luôn động viên nhau phải chiến đấu.

Ông Ngự nhớ lại về đại dịch 17 năm trước.

Ông Ngự bồi hồi nhớ lạitình thế lúc đó: “Khi dịch bệnh xảy ra, bệnh viện còn rất đông bệnh nhân, chúngtôi phải cố gắng cáchly những bệnh nhân không bị lây nhiễm SARS có thể xuất viện hoặc chuyển viện. Sau khi bệnhnhân được “giải toả” thì Bệnh viện Việt – Pháp cũng đóng cửa để không lây nhiễmra cộng đồng”.

Các nhân viên ở lạitrong các lán trại dựng tạm, chăm bệnh nhân, bỏ lại gia đình ở ngoài. “Tôi cũngở lại viện, nhưng cô con gái thứ 2 mới 7-8 tuổi nhớ bố, khóc đòi ôm bố”.

Kýức về những ngày bệnh viện tự cô lập dường như vẫn còn in hằn trong tâm trí của người kỹ thuật viên: “Khi bệnh viện đóng cửa, chúng tôi tựduy trì thực phẩm được vài ngày, rồi vì một lý donào đó, công ty chuyên cung cấp thực phẩm không thấy đến nữa… Cả phố Phương Mai vốn tấp nập, sầm uấtnhư vậy mà bỗng vắng lặng, tất cả các cửa hàng đóng cửa không buônbán gì. Saukhi bệnh viện không còn sức lo bữa ăn cho nhân viên, thật may mắn,chúng tôi có được sự hỗ trợ từ các nhà hàng, khách sạn có tấm lòng, các suất ăn cứ đềuđặn đến bữa là được chuyển vào bệnh viện”.

Kể thêm về khó khăn lúc đó, ông Ngự cho biết các y bác sĩ bị lây nhiễm, bệnh viện Việt – Pháp lâm vào cảnh “đói” nhân lực.

“Lực lượng lao động ngày một ít đi, từng ngày, từng giờ lại có thêm vàingười đổ bệnh.Các bác sĩ chuyênkhoa ngoại, sản,mắt, tai - mũi - họng,… phảilàm công việc y tá, hộ lý”, ông Ngự nói.

Từng ngày như thế, ông Ngự bảo họ mất dần nhân lực, phải tăngca thường xuyên, người làm ca trước lại phải hỗ trợ ca sau, làm ca ngày xong lại làm luôn ca tối. Tất cả nhân viên y tế đều được uống thuốc phòng cúm, lúc ấy, bị phản ứng phụ, ai cũng mệt rã rời.

Ngàysinh nhật cũng là ngày đồng nghiệp ra đi

Bác sĩ Vũ Hoàng Thu (SN 1960) - Trưởng khoa Khám bệnh nội trú cho biết, những triệu chứng ban đầu của bệnh nhân SARS là sốt rất cao, mệt mỏi, ho nhiều và nặng hơn thì khó thở.

Bác sĩ Thu không quên được sự ra đi mãi mãi của đồng nghiệp.

Vừa làm nhiệm vụ của mộtbác sĩ, kiêm thêm nhiệm vụ của một nhà tâm lý động viên tinh thần những bệnhnhân tỉnh táo vì họ hoang mang, không biết đây là virus như thế nào.

Khi nhắc về những ngày tháng đã qua, bác sĩ Thu kể: “Trong tuầnđầu tiên, tôi vừa lo cho các bạn mà cũng lo cả cho mình bị lây. Mặcdù sợ,nhưng vẫn kiên cường cùng mọi người. Ngày nào bệnh nhân cũng đượcchụp X-quangvà xét nghiệm máu.Hình ảnh phổi cứ mờ dần, các men biểu thị sự hủy hoạitế bào tăng vọt.Người nhiễm bệnh nhanh chóng bị suy hô hấp, suy đa phủ tạng và tửvong”.

Đến tận ngày hôm nay, Bác sĩ Vũ Hoàng Thu vẫn còn rất ám ảnh với sự ra đi của những người đồng nghiệp: “Ngày 15/3, y tá Lượng là người đầu tiên đầu hàng dịch SARS, ngày 19/3, đến lượt bác sĩ Derossia. Sau đó, ngày 24/3, đúng ngày sinh nhật tôi, có thêm hai người tử vong. Đó đúng là một ngày mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại dù sự việc xảy ra đã 17 năm, nhưng tôi không thể quên được ngày ấy, chỉ trong một ngày mà hai người đồng nghiệp ra đi mãi mãi”.

Ông Ngự cũng nén nỗi buồn: “Mỗi lần có một người ra đi, chúng tôi không khỏi thương xót.Một bệnh nhân ra đi đã xót xa chứ đừng nói đồng nghiệp, ít nhiều đãtừng chia sẻ tâm tư, công việc với nhau. Nhưng nỗi đau cũng qua nhanh đểnhường chỗ cho trách nhiệm với công việc, những người đang ở lại trêngiường bệnh càng cần chúng tôi nữa...”.

Trong hồi ức của ông Ngự hay bác sĩ Thu, 45 ngày chiến đấu chống đại dịch SARS là những ký ức đau lòng, dù không muốn nói đến nhưng cứ mỗi dịp được trò chuyện, được hồi tưởng lại thì lòng thương nhớ đến những đồng nghiệp đã ra đi mãi mãi lại dâng trào, để rồi giờ đây khi nhớ về đồng nghiệp họ lại cùng nhau tưởng nhớ.

THANH HOA - THANH LIỄU

/17-nam-sau-dich-sars-hoi-uc-cua-nu-y-ta-tu-coi-chet-tro-ve-ky-1.html