Ảnh minh họa.
Thời gian nghỉ Tết kéo dài khiến hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều sụt giảm mạnh về kim ngạch. Dù vậy, trong tháng vẫn có 5 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên gồm: Điện thoại và Linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; Dệt may; Giày dép.
Lũy kế trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,74 tỉ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ 2020.
Về cán cân thương mại, hết 2 tháng đầu năm, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 96 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 1,6 tỉ USD.
Đối với các mặt hàng khác như điện thoại, máy móc phụ tùng, linh kiện điện tử cũng có mức tăng trưởng rất cao, phản ánh nhu cầu của thế giới trong bối cảnh dãn cách xã hội bởi dịch bệnh nguy hiểm này. Hiện nay, một số trung tâm sản xuất các mặt hàng tương tự như vậy ở các khu vực trên thế giới do những cách hạn chế sản xuất nên nguồn cung từ phía Việt Nam cũng tăng cao. Còn đối với nhóm hàng nông sản, mặc dù kim ngạch không lớn so với nhóm hàng công nghiệp nhưng trong thời gian vừa qua cũng đã đạt được tăng trưởng tốt.
Đặc biệt, ngay sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Anh trong 2 tháng đầu năm 2021 đã tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 1,1 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Anh đã tăng 33% so với cùng kỳ, đạt 998 triệu USD. Đây là mức tăng ấn tượng khi Covid-19 vẫn đang gây tác động lớn đến hoạt động thương mại, đồng thời cho thấy Hiệp định Thương mại tự do Việt - Anh vừa có hiệu lực rất hứa hẹn, giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Trong đó, ngành hàng được hưởng lợi lớn từ hiệp định này là thủy hải sản, gạo, dệt may, da giày, gỗ, rau quả…
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2, Bộ trưởng Bộ Công thương đã đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của năm 2021 là khoảng 4 - 5%. Đây là kết quả đã được tính toán dựa trên tình hình thực tế biến động kinh tế thế giới cũng như khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
YÊN CHI
Một số vấn đề về xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp cần lưu ý