Ảnh minh họa.
Theo đó, thẻ BHYT hiện nay đã đồng bộ với thẻ CCCD. Cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn chung đối với các địa phương. Đến thời điểm này, khoảng 40 triệu người có thể sử dụng căn cước công dân khi khám chữa bệnh BHYT tại hơn 12.000 cơ sở y tế mà không cần phải có thẻ BHYT. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh triển khai việc này, dần hướng tới tương lai, mỗi người dân chỉ có thẻ CCCD và mã số định danh. Ngành y tế sẽ không đặt ra bất kỳ mã số hay thẻ gì khác.
Khi bệnh nhân đến khám, nhân viên của bệnh viện sẽ kiểm tra CCCD (quét mã QR hoặc ứng dụng VNEID). Nếu đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì thực hiện kiểm tra, đối chiếu và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành; đồng thời thông tin người bệnh biết để đi khám, chữa bệnh BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chip hoặc bằng ứng dụng VNEID.
Trường hợp chưa có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT hoặc người bệnh chưa có CCCD gắn chip thì giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thực hiện được; bệnh viện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành.
Ngoài ra, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc xác thực thông tin qua CCCD gắn chip vẫn đang được hoàn thiện, vì vậy đối với trường hợp người dân khi khám lần đầu tiên tại bệnh viện hoặc chưa được cấp CCCD có gắn chip cần mang theo thẻ BHYT/ điện thoại thông minh có cài ứng dụng VssID kèm theo giấy tờ tùy thân có ảnh.
PV
Thành lập 6 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công