Tuyên bố trên được Thủ tướng Albania đưa ra trong cuộc họp với các giáo viên, phụ huynh và các nhà tâm lý học tại Tirana. Ông Edi Rama nói thêm rằng chính phủ sẽ triển khai các chương trình để phục vụ cho việc giáo dục học sinh và giúp phụ huynh theo dõi hành trình của con em mình.
Việc chặn mạng xã hội gây tranh cãi này diễn ra chưa đầy một tháng sau khi một học sinh 14 tuổi đã tử vong và một học sinh khác bị thương trong cuộc ẩu đả gần một trường học ở Tirana. Vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi, công kích trên mạng xã hội này làm dấy lên cuộc tranh luận giữa các bậc phụ huynh, nhà tâm lý học và các tổ chức giáo dục tại chính Albania về tác động của mạng xã hội đối với giới trẻ.
Một số quốc gia đã bắt đầu thảo luận các biện pháp ngăn chặn TikTok trong khuôn khổ cuộc tranh luận rộng hơn về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông xã hội đối với các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ em và thanh thiếu niên. Nền tảng TikTok hiện có hơn 1 tỈ người đăng ký sử dụng trên toàn thế giới khi tạo được được sức hút qua hàng loạt video cực ngắn chứa nội dung giải trí phong phú.
Thành công toàn cầu của TikTok một phần được xây dựng dựa trên tính lôi cuốn của "các thử thách" - khuyến khích người dùng tạo video có các điệu nhảy hoặc trò chơi đôi khi có thể trở thành “hiện tượng” thu hút đông đảo người xem và được lan truyền mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thời gian gần đầy xuất hiện những thử thách nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của những tài khoản trẻ thử trải nghiệm. Các quốc gia và vùng lãnh thổ láng giềng của Albania như Bắc Macedonia, Serbia và Kosovo cũng đã thông báo những tác động tiêu cực của nền tảng mạng xã hội này.