Ảnh minh họa.
Theo Kế hoạch 49/KH-TANDTC, việc đưa Trợ lý ảo làm việc trực tuyến 24/7 nhầm mục đích hỗ trợ cho Thẩm phán tra cứu nhanh các văn bản pháp luật, chỉ dẫn áp dụng pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, quy định pháp luật, án lệ và bản án có tình huống pháp lý tương tự để tham khảo.
Đồng thời, góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng, thống nhất pháp luật, giúp cho phần mềm trợ lý ảo ngày càng thông minh hơn, thông qua quá trình sử dụng, đóng góp ý kiến của các thẩm phán Tòa án.
Kế hoạch 49/KH-TANDTC yêu cầu triển khai áp dụng thống nhất phần mềm Trợ lý ảo cho các Thẩm phán trong hệ thống Tòa án.
Bảo đảm 100% các Thẩm phán trong hệ thống Tòa án sử dụng phần mềm Trợ lý ảo phục vụ công tác chuyên môn ngay sau khi được tập huấn hướng dẫn sử dụng.
Các Thẩm phán tham gia tích cực vào việc huấn luyện, cung cấp và làm giàu trí thức cho phần mềm Trợ lý ảo thông qua quá trình sử dụng và đưa ra các ý kiến góp ý.
Bên cạnh đó, Kế hoạch 49/KH-TANDTC cũng nêu rõ, giao cho Vụ Tổng hợp TAND Tối cao là đầu mối chịu trách nhiệm hỗ trợ các Thẩm phán Tòa án trong quá trình sử dụng phần mềm.
Cụ thể, Vụ Tổng hợp TAND Tối cao có trách nhiệm theo dõi, thống kê tần suất sử dụng phần mềm Trợ lý ảo của các Thẩm phán để tổng hợp, báo cáo Chánh án TAND Tối cao định kỳ.
Ngoài ra, tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến góp ý của Thẩm phán đối với phần mềm Trợ lý ảo chuyển về Tổ biên tập nội dung xử lý.
Chánh án Tòa án các cấp quán triệt các Thẩm phán của đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới quyền quản lý thực hiện nghiêm Kế hoạch này và tích cực sử dụng, đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin, dữ liệu để huấn luyện phần mêm Trợ lý ảo.
VŨ QUÝ
Đề xuất người nhập cảnh không phải cách ly, trẻ dưới 2 tuổi không phải xét nghiệm