/ Bút ký Luật sư
/ Báo chí trong vai trò là cầu nối giữa luật sư với cộng đồng

Báo chí trong vai trò là cầu nối giữa luật sư với cộng đồng

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Mối quan hệ giữa luật sư và báo chí có vai trò cộng hưởng để góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật, bảo vệ công lý và lẽ phải.

Quytắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư Việt Nam đã được ban hành kèm theo Quyết địnhsố 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc, quy định mốiquan hệ giữa luật sư và các cơ quan thông tin đại chúng, như: Luật sư cần phốihợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền pháp luật, đấutranh phòng, chống các loại tội phạm và các tiêu cực xã hội; luật sư có thái độtôn trọng và hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấpthông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầu của các cơ quan này, nếunhững thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảo mật theo quy định củapháp luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng…

Nóinhư vậy, để chúng ta thấy rằng mối quan hệ giữa luật sư và báo chí có vai trò cộnghưởng để góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật, bảo vệ công lý và lẽ phải.

Luậtsư trở thành một kênh thông tin hữu ích giúp báo chí nắm vững hơn các quy địnhpháp luật, quan điểm cá nhân về các vụ việc diễn ra trong xã hội. Để thực hiệngiải đáp, tư vấn pháp luật trên báo, báo chí cũng cần sự hỗ trợ của các luật sưđể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cộng đồng. Thông qua quan điểm của luậtsư, các cơ quan báo chí đem đến cho người đọc thêm những nhìn nhận đánh giá sâusắc hơn về từng vụ việc.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình báo điện tử, các thông tin được cập nhật nhanh chóng, đa dạng, trở thành kênh thông tin giúp luật sư nhanh chóng tiếp cận được những thông tin cần thiết để tham khảo, kiểm chứng, phân tích và tổng hợp.

Khôngthể phủ nhận, cơ quan báo chí là cầu nối giữa luật sư và mọi người dân trong xãhội hiện đại. Các sự kiện pháp lý diễn ra hàng ngày cả trong và ngoài nước, luậtsư đưa ra quan điểm, nhận định của mình thông qua báo chí, giúp người dân nắm bắtrõ hơn về tình hình vụ việc. Đồng thời, có trường hợp, ý kiến của các luật sưthông qua báo chí kịp thời hỗ trợ để các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra nhữngphán quyết hợp với lòng dân.

Thựctiễn hành nghề của luật sư nhiều khi gặp phải những tình huống khó xử thì báochí góp phần thay đổi nhận thức của xã hội, sự cảm thông, chia sẻ của xã hội đốivới luật sư. Rất nhiều các vụ án khi người phạm tội thực hiện những hành vi đặcbiệt nghiêm trọng, nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, luật sư bào chữacho những bị cáo này thường vấp phải những áp lực từ dư luận. Tuy nhiên, dướingòi bút của nhiều nhà báo, đã chỉ ra cho người dân hiểu, việc các luật sư thamgia bảo vệ cho bị cáo đều xuất phát từ các quy định pháp luật và nhằm hướng tớitìm ra sự thật khách quan của vụ án. Bên cạnh đó, người dân hiểu được vai trò,trách nhiệm của nghề luật sư với xã hội và hoạt động bảo vệ lợi ích người dân củaluật sư phải dựa trên các quy định của pháp luật; không thể xuất phát từ quanđiểm cá nhân hay lợi ích người dân, sức ép dư luận mà làm trái với quy địnhpháp luật.

Ngàynay, khi mạng xã hội ngày càng phát triển, dư luận xã hội có tác động lớn đến ýthức pháp luật của mỗi cá nhân, đặc biệt là tác động đến hành vi ứng xử của mỗicá nhân thì công bằng pháp luật là vấn đề cốt lõi, thu hút sự chú ý, phản biệncủa nhiều người. Việc báo chí đồng hành cùng luật sư và đương sự để phản ánhtrung thực, khách quan những vụ án có dấu hiệu oan sai là rất cần thiết. Đâycũng là một trong những hoạt động phối hợp bảo vệ pháp luật của luật sư và báochí.

Cuộcđấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừaqua đã thu được những kết quả có ý nghĩa quan trọng, từng bước tạo dựng được niềmtin của người dân, góp phần có hiệu quả vào công cuộc xây dựng Nhà nước phápquyền và cải cách tư pháp, nâng cao hiệu qura quản lý và chất lượng hoạt độngcông vụ của đội ngũ công chức Nhà nước.

Khôngphải tự nhiên mà nghề báo và nghề luật sư có những điểm tương đồng, làm cơ sởcho mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện chức năng xã hội và nghề nghiệpcủa mình. Theo Điều 9 Luật Phòng, chống tham nhũng, cơ quan báo chí có tráchnhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảo đảmchính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung củathông tin đã đưa.

Mặtkhác, khi thực hiện chức năng của mình, cung cấp thông tin, phản ánh tiến trìnhtố tụng trong các vụ án tham nhũng, nhà báo phải chú ý những điều cấm của phápluật. Cụ thể, một trong những điều nhà báo bị cấm là không được tiết lộ thôngtin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật kháctheo quy định của pháp luật; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạmuy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danhkhi chưa có bản án của tòa án theo quy định tại Điều 9 Luật Báo chí.

Trongđiều kiện tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra còn những mặt hạn chế, khókhăn, làm thế nào giải quyết được bài toán giữa việc bảo vệ bí mật nhà nước, bímật điều tra, thông tin của khách hàng, với việc bảo đảm quyền được thông tintrung thực, khách quan, toàn diện của vụ án trong mối quan hệ với cơ quan báochí, với các nhà báo là một thách thức không nhỏ của mỗi luật sư.

Từnhận thức và khuôn khổ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp điều chỉnhquá trình hành nghề và mối quan hệ giữa nhà báo và luật sư nêu trên nếu đượctuân thủ một cách nghiêm túc sẽ góp phần rất lớn trong việc thực thi chức năngxã hội của nghề nghiệp mỗi bên. Đồng thời, còn giúp cho công cuộc đấu tranhphòng, chống tham nhũng có được sự phản biện đúng đắn, thông tin nhiều chiều,khách quan và trung thực.

Trongnhững năm qua, báo chí đã kịp thời thông tin những vấn đề hệ trọng của đất nước,thể hiện rõ trách nhiệm xã hội trong đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủquyền quốc gia; tiếp tục phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, giá trị nhân văn mới;các điển hình tiên tiến, các tập thể và cá nhân trong các phong trào thi đuayêu nước gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, xóađói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội… đặc biệt là chú ý tuyên truyền vànhân rộng những tấm gương học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời,báo chí cũng đã tích cực phát hiện, phê phán các hành vi tiêu cực, thoái hóa,biến chất, tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; các tệ nạnxã hội… đang là những vấn đề bức xúc gây lo lắng trong các tầng lớp nhân dân,góp phần làm lành mạnh đời sống xã hội...

Nóivề lĩnh vực tư pháp có thể thấy báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việctuyên truyền, phổ biến pháp luật và xây dựng pháp luật, nổi bật như việc thamgia của báo chí trong quá trình xây dựng, sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015 cả vềphần chung và phần riêng. Để góp ý vào việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật Hình sự thì từ người dân, các cán bộ tư pháp, các nhà khoa học và các cơquan, tổ chức đều đã thông qua báo chí phát biểu ý kiến và nhiều ý kiến đã đượcđưa ra thảo luận, tiếp thu, hoàn thiện… Báo chí đã đóng vai trò quan trọngtrong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Ngoài ra, báo chí cũng đã có nhữngthông tin kịp thời về các phiên tòa mà dư luận xã hội quan tâm như các đại ántham nhũng đã xét xử trong thời gian qua, với sự tham gia của báo chí đã góp phầngiúp cho việc xét xử được nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật.

Vai trò của báo chí trong tiến trình cải cách tư pháp của Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực tiễn cũng có những trường hợp đưa thông tin sai sự thật, bóp méo thông tin dẫn đến nhận thức của người dân bị sai lệch, gây áp lực không nhỏ lên Hội đồng xét xử cùng những người có thẩm quyền tham gia tố tụng như có những vụ án khi mới bị phát hiện, thì có những phóng viên đã có những bình luận, thậm chí làm thay cả công việc của các cơ quan tố tụng như bình luận về tội danh, khung hình phạt… Đây cũng là áp lực không nhỏ đối với các Luật sư. Chúng tôi rất mong các phóng viên khi đưa tin cần tìm hiểu chính xác sự thật của các vụ án cũng như cần có sự chia sẻ với sự vất vả, hy sinh của các cơ quan tố tụng cũng như những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có những bài báo tuyên truyền thiết thực, giúp cho người dân hiểu đúng về chính sách pháp luật của Nhà nước ta.

Luật sư HÀ KIM TÂM
Chủ tịch Công ty Luật Onekey & Partners
/luat-su-va-bao-chi-moi-luong-duyen-dac-biet.html