Ảnh minh họa.
Sau thời gian triển khai các giải pháp mở cửa lại hoạt động du lịch trên tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch đã diễn ra sôi động tại nhiều địa phương trên cả nước, du lịch quốc tế từng bước được khôi phục. Tuy nhiên, đã bắt đầu nảy sinh một số vấn đề liên quan đến an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường... tại khu, điểm du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch.
Để bảo đảm an ninh, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp.
Cụ thể, triển khai nhất quán, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm...; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, khách du lịch trong việc bảo đảm quy định về phòng, chống dịch Covid-19, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm... tại các khu, điểm du lịch. Chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm an toàn trong hoạt động du lịch; giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật về kinh doanh du lịch, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, xúc tiến quảng bá điểm đến, đẩy mạnh triển khai kế hoạch mở cửa lại du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chỉ đạo đẩy mạnh việc kiểm tra về an toàn thực phẩm, nhất là tại các khu, điểm du lịch; giải quyết kịp thời các sự cố về an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia giao thông, nhất là tại những điểm nguy cơ cao xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông. Chỉ đạo công tác kiểm tra tại các bến tàu, nhà ga, bến xe, cảng hàng không, bến thủy nội địa trong việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp thông tin cho hành khách, chất lượng phục vụ đối với hành khách.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý nhà nước toàn diện về du lịch trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trong đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội tại các khu, điểm du lịch. Yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch kiểm tra, rà soát chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ; tổ chức rà soát, lắp đặt biển chỉ dẫn, phân luồng giao thông bảo đảm an toàn, phòng ngừa ùn tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các khu, điểm du lịch; kiểm tra việc bảo đảm an toàn giao thông trong vận chuyển khách du lịch bằng ô tô, phương tiện thủy nội địa; bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh du lịch; kịp thời kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gây mất an toàn cho khách du lịch.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch; ngăn chặn tình trạng không niêm yết giá công khai và không bán đúng giá niêm yết, kinh doanh du lịch, lữ hành trái phép, lừa đảo, trục lợi, chèo kéo, nài ép khách du lịch vào dịp cao điểm. Giám sát các chương trình kích cầu, khuyến mại du lịch.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng xử văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch. Bảo đảm các trung tâm hỗ trợ du khách, đường dây nóng hoạt động hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại của khách du lịch trên địa bàn.
Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định./.
VĂN QUANG
Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao việc phát hiện, xử lý cán bộ có chức vụ cao nhận hối lộ
Sửa đổi, bổ sung 3 nhóm nội dung lớn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
(LSVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 3 nhóm nội dung, bao gồm:
- Chuyển đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan để đảm bảo phù hợp với Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (Danh mục AHTN) 2022;
- Rà soát, hợp nhất các quy định liên quan đến Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung từ năm 2016 đến nay để thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan hải quan trong tổ chức thực hiện;
- Điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số mặt hàng để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện và xử lý kiến nghị của các Bộ, ngành, Hiệp hội, tổ chức quốc tế cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Đối với nhóm 1, về chuyển đổi Biểu thuế xuất khẩu: Sau khi chuyển đổi theo Danh mục AHTN 2022, số dòng thuế của Biểu thuế xuất khẩu đã tăng từ 1.423 dòng thuế lên 1.540 dòng thuế tại dự thảo Nghị định (tăng 117 dòng thuế so với Biểu thuế xuất khẩu hiện hành).
Đối với nhóm 2: Kể từ khi ban hành đến nay, Nghị định số 122/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần. Theo đó, nhiều nội dung liên quan đến việc áp dụng mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đang được quy định tại 4 văn bản này, gây khó khăn cho cơ quan hải quan cũng như người nộp thuế. Do vậy, để tạo thuận lợi cho thực hiện, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, hợp nhất các quy định này.
Đối với nhóm 3: Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của một số tổ chức cá nhân vướng mắc về mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN như mặt hàng ống đồng, phân bón, xăng dầu... Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã rà soát và xây dựng phương án giải quyết cụ thể.
DUY ANH
Bộ Y tế hướng dẫn khám, chữa bệnh cho người dân hậu Covid-19
Xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
(LSVN) - Bộ Công an đang đề nghị xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, Bộ đề xuất các chính sách về quy tắc giao thông đường bộ; chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ...
Theo đó, thời gian qua việc triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, sau một thời gian dài phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, không phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi khách quan phải có những đạo luật thay thế, điều chỉnh từng lĩnh vực.
Luật Giao thông đường bộ quy định 3 lĩnh vực độc lập, khác nhau là trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, hạ tầng đường bộ và vận tải đường bộ nên có nhiều vấn đề bất cập, phải sử dụng nhiều văn bản dưới Luật để điều chỉnh.
Theo Bộ Công an, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo hành bảo trì quản lý vận tải đường bộ nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể, nhất là cơ chế thu hút, sử dụng vốn, quản lý đầu tư, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng… còn rất nhiều vấn đề bất cập.
Trong các chế định liên quan đó, an toàn giao thông thuộc lĩnh vực trật tự xã hội chủ yếu quản lý trạng thái động; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh trạng thái tĩnh. Như vậy, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 điều chỉnh 2 trạng thái động và tĩnh đan xen, chồng lấn nhau. Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải đều phải dùng các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của mình để điều chỉnh các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ 2008 không quy định rõ cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về an ninh trật tự và cơ quan quản lý Nhà nước về hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật. Từ đó xuất hiện những vấn đề bất cập, chồng chéo; việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương để gắn trách nhiệm, huy động nguồn lực còn hạn chế, chưa rõ ràng dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đức, Nga, Australia... thì các nội dung liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong đạo luật riêng, tách bạch với đạo luật về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo đó, vấn đề phát triển hạ tầng phải có cơ chế riêng để thu hút nguồn lực đầu tư, vấn đề trật tự, an toàn giao thông phải có đạo luật chuyên sâu điều chỉnh. Kinh nghiệm của các nước nêu trên hoàn toàn có thể áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Do đó, việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để điều chỉnh chuyên sâu các nội dung về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tách bạch với lĩnh vực đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ, trên cơ sở kế thừa Luật Giao thông đường bộ năm 2008, luật hóa một số quy định ở các văn bản dưới luật và bổ sung một số quy định mới, tạo ra một hành lang pháp lý để giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đang đặt ra trong tình hình hiện nay về trật tự, an toàn giao thông là rất cần thiết.
MINH HIỀN
Hoàn thiện quy định về tội ‘Cưỡng bức lao động’ theo Điều 297 BLHS 2015