/ Thư viện pháp luật
/ Bảo đảm không có 'lợi ích nhóm', 'tư duy nhiệm kỳ' trong tham mưu xây dựng chính sách về y tế

Bảo đảm không có 'lợi ích nhóm', 'tư duy nhiệm kỳ' trong tham mưu xây dựng chính sách về y tế

07/09/2022 09:44 |

(LSVN) – Bộ Y tế vừa có Chỉ thị về tăng cường công tác pháp chế trong ngành y tế. Trong đó, nêu rõ việc bảo đảm không có "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật về y tế.

Trang chủ

  Ảnh minh họa.

Theo Bộ Y tế thời gian qua, công tác pháp chế đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành y tế. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người bệnh, người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: một số đơn vị chưa đặt công tác hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm, nhân lực làm công tác pháp chế còn thiếu, chưa đồng đều; chất lượng một số văn bản pháp luật chưa cao; còn tình trạng chậm tiến độ ban hành văn bản; công tác theo dõi thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn chưa được quan tâm đúng mức…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thể chế trong quản lý nhà nước, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, tăng cường thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gồm:

Các đơn vị thuộc Bộ Y tế phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tích cực, chủ động, trách nhiệm cao trong tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thuộc phạm vi quản lý; xác định xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; trong quá trình tham mưu, chủ động làm đầu mối giải quyết, đề xuất xây dựng pháp luật theo thẩm quyền, tránh đùn đẩy nhiệm vụ sang các đơn vị khác hoặc lên cấp trên.

Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản, bám sát chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch; đánh giá tác động kỹ lưỡng, chủ động cung cấp thông tin trong quá trình xây dựng văn bản để tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp; Không tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có những sơ hở bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bảo đảm không có "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật.

Đẩy mạnh đổi mới các phương pháp, hình thức lấy ý kiến, chú trọng ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của văn bản, nghiêm túc tiếp thu, giải trình và hoàn thiện văn bản. Bảo đảm tiến độ, tuân thủ quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản; cụ thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân, đơn vị trong việc đề xuất và xây dựng văn bản. Khắc phục triệt để tình trạng xây dựng và trình văn bản chậm tiến độ; Tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, thực hiện phân công nhiệm vụ rõ ràng, phân cấp, phân quyền triệt để, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế.

Ngoài ra, chủ động, thường xuyên rà soát pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý, phát hiện những vướng mắc, bất cập, sơ hở, dễ làm phát sinh tiêu cực để đề xuất sửa đổi, bổ sung; tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; Siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, công chức làm căn cứ để đánh giá, xếp loại, khen thưởng và xem xét xử lý đối với trường hợp chậm trễ, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định...

PV

Gây mất trật tự tại phòng xử án có thể bị phạt tới 07 triệu đồng

Lê Minh Hoàng