/ Dọc đường tố tụng
/ Bắt giữ đối tượng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả tại An Giang

Bắt giữ đối tượng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả tại An Giang

05/01/2021 18:10 |

(LSO) - Ngày 12/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang thông tin, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam khẩn cấp đối với Nguyễn Thành Long (42 tuổi, cư trú tổ 10, ấp Bình An 2, xã An Hòa, huyện Châu Thành, An Giang) về tội "Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả".

Nguyễn Thành Long (Ảnh do Công an cung cấp).

Theo kết quả điều tra, chiều 2/7, lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang phát hiện Nguyễn Thành Long đang điều khiển xe máy vận chuyển 180 chai thuốc bảo vệ thực vật nhãn hiệu Filia 525SE và Anvil 5SC không hóa đơn chứng từ nên tiến hành bắt giữ.

Công an còn thu giữ 80 chai thuốc bảo vệ thực vật nhãn hiệu AmistarTop mà Long đã gửi chành xe trước đó. Tất cả số thuốc đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc sản phẩm.

Kiểm tra nơi ở Long, lực lượng chức năng thu giữ nhiều vỏ chai, nắp chai, máy đóng nắp, bột màu, nhãn hiệu của nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và nhiều dụng cụ phục vụ cho việc sang chiết, pha chế thuốc bảo vệ thực vật giả. Qua điều tra, Long đã thừa nhận việc tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả được gần một năm qua.

Hiện, Công an tỉnh An Giang đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Điều 194 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh" cụ thể như sau:
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2.140 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3.141 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4.142 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6.143 Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

LÂM HOÀNG(t/h)

/cong-an-lao-cai-thong-tin-ve-viec-nghi-pham-tu-vong-tai-trai-tam-giam.html