Băng rôn bầu cử trên một đường phố ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), ngày 21/3. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN.
Những lệnh cấm và mức phạt nếu vi phạm được EC nêu ra rất cụ thể. Theo đó, từ 00h ngày 07/5 đến 17h ngày 14/5, kết quả thăm dò dư luận liên quan đến bầu cử sẽ không được tiết lộ công khai. Những người vi phạm có thể phải đối mặt với 3 tháng tù giam và/hoặc phạt tiền 6.000 baht.
Tiếp đó, bất kỳ ai cho phép đưa tên người ngoài vào sổ hộ khẩu vì mục đích bầu cử đều có thể bị phạt 2 năm tù và/hoặc phạt 40.000 baht và sẽ bị tước quyền bầu cử trong tối đa 5 năm.
Bất kỳ ai tổ chức đánh bạc dựa trên kết quả bầu cử sẽ phải đối mặt với án tù từ 1-5 năm và/hoặc phạt tiền từ 20.000-100.000 baht và có thể bị tước quyền bầu cử trong tối đa 10 năm.
EC cũng đưa ra lệnh cấm bán rượu hoặc tổ chức tiệc có phục vụ rượu từ 18h ngày 13/5 đến 18h ngày 14/5. Trường hợp vi phạm có thể phải đối mặt với án tù lên đến 6 tháng và/hoặc phạt tiền 10.000 baht. Lệnh cấm này cũng áp dụng cho việc bỏ phiếu sớm vào ngày 07/5.
Ngoài ra, các lệnh cấm của EC còn bao gồm việc cấm các ứng cử viên cung cấp phương tiện vận chuyển miễn phí để đưa cử tri đến và về từ các điểm bỏ phiếu; cản trở cử tri thực hiện quyền bầu cử của họ; chụp ảnh các lá phiếu đã đánh dấu của mình hoặc đưa các lá phiếu đã đánh dấu của mình cho người khác xem; nhận hoặc yêu cầu hối lộ để bỏ phiếu hoặc không bỏ phiếu cho ứng cử viên nào đó; cố ý làm hỏng một tờ phiếu hoặc hợp lệ hóa một tờ phiếu không hợp lệ…
Trường hợp vi phạm có thể phải đối mặt với án tù từ 1-10 năm và/hoặc phạt tiền từ 20.000-100.000 baht. Cử tri vi phạm có thể bị tước quyền bỏ phiếu trong 5-10 năm.
ĐỖ SINH/TTXVN
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo 'bao đỗ' thi tiếng Hàn cho lao động đi Hàn Quốc