(LSO) – Trời trong xanh, từng cơn gió mát thổi vào từ biển Tyrrhenian, Địa Trung Hải làm mát những con đường nhỏ xinh đẹp rợp bóng cọ. Những con người thân thiện thư thả tụ tập trò chuyện, Parlemo rất thanh bình, không gợi chút nào cảm giác về một miền đất dữ. Dường như Mafia chỉ có trong truyền thuyết.
Nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố Palermo, Sicily.Được xây dựng vào năm 1874 và được cải tạo vào năm 1907 bởi bậc thầy vĩ đại củaphong cách kiến trúc Tân nghệ thuật, Ernesto Basile, khách sạn Grand Hotel EtDes Palmes tinh tế toát lên vẻ quyến rũ. Nó là khối nhà đồ sộ cao 7 tầng vớisàn cẩm thạch trên đường Roma, chiếm một dãy nhà giữa đường Principe Granatellivà đường Mariano Stabile, với 2 cây cọ hai bên lối vào lớn. Phía trên ô cửa,khắc vào đá, là dòng chữ Grande Albergo, tên ban đầu của tòa nhà.
Ban đầu nó là nơi ở riêng của các gia đình Yorkshire,Anh Quốc, là Ingham và Whittaker. Ngay từ khi hoàn thành, tòa nhà GrandeAlbergo đã đón tiếp các vị khách rất đặc biệt như hai vợ chồng nhà soạn nhạcOpera lừng danh người Đức Richard Wagner vào năm 1882 ở đây để sáng tác tácphẩm nổi tiếng Parsifal. Tại đây họa sĩ Renoir đã vẽ bức tranh chân dung của nhạcsĩ Wagner. Năm 1885, thủ tướng nước Ý Francesco Crispi sống ở đây một thời gianvà nhà văn nổi tiếng Pháp Guy de Maupassant cũng đã đến thăm. Một thủ tướngkhác, Vittorio Orlando, thường xuyên ở đây sau khi nơi này được mua bởi nhà côntrùng học Enrico Ragusa và chuyển đổi thành khách sạn vào năm 1907, bởi cùngmột kiến trúc sư đã thiết kế nhà hát Opera Teatro Massimo gần đó.
Kháchsạn The Grand, tên lúc này của tòa nhà Grande Albergo, là điểm đến của nhiều ngườinổi tiếng khác. Nhà viết kịch người Mỹ Arthur Miller, nhà văn người Uruguay,Jose Enrique Rodó đã qua đời ngay tại phòng nghỉ vào năm 1917. Nhà thơ, tiểuthuyết gia người Pháp Raymond Roussel đã chết tại đây vì dùng ma túy quá liềuvào năm 1933. Đạo diễn Francis Ford Coppola và diễn viên Al Pacino cũng đã dừngchân khi họ ở Sicily trong quá trình sản xuất bộ phim Bố già, một bộ phim nổitiếng về Mafia. Khách sạn cũng đã đón nữ diễn viên Sophia Loren, nhạc sĩ RayCharles, cũng như Giulio Andreotti, người ủng hộ trong bóng tối của đảng Dânchủ Thiên chúa giáo Ý và Michele Sindona, chủ ngân hàng liên quan tới Mafia và cóquan hệ với Vatican.
Không chỉ đón tiếp các vị khách nổi tiếng giới vănnghệ sĩ, các chính trị gia, thương gia mà The Grand còn được viếng thăm bởi các vị khách nổitiếng nhưng mờ ám khác. Thỉnh thoảng người ta thấy ra vào khách sạn là mộtngười đàn ông mập lùn, trông thô kệch, luôn mặc quần áo xù xì, bốc mùi thuốc lámà ông ta hút liên tục. Đây là Giuseppe Genco Russo, trùm Mafia của vùngMussomeli và là người kế vị của Ngài Calogero Vizzini quá cố, nhân vật Mafiahàng đầu Sicily.
Năm 1944, khách sạn Grand Hotel Et Des Palmes được quân đội Mỹ trưng dụng làm căn cứ, trở thành nơi ở của một thành viên Mafia, Mafioso New York, Vito Genovese, người đã trốn sang Ý năm 1937 để tránh bị buộc tội giết người, ông ta là dịch giả và trợ lý của của Đại tá quân đội Hoa Kỳ Charles Poletti, phụ trách các vấn đề dân sự cho quân đội.
Vào khoảng giữa tháng 10/1957, nơi đây được cho làđã tổ chức một đại hội của Mafiosi, các thành viên Mafia, của Sicilia và HoaKỳ. Cuộc họp diễn ra vài ngày trong phòng xanh Sala Azzurra, nơi có thể đủ chỗcho tám mươi người, bàn về các công việc kinh doanh, ma túy và tất cả những thứliên quan để Mafia không giết lẫn nhau. Ông trùm Genco Russo chắc chắn đã cómặt, người mà các đặc vụ của Cục ma túy liên bang Mỹ gọi là “Ông trùm của MafiaSicilia”. 25 năm sau, Palermo là thủ đô heroin của thế giới.
Tuy nhiên tất cả những tay chơi thú vị, các vị khách đáng kính đi vào đi ra, ngủ trong phòng hoặc nốc rượu ở quầy bar không ai đến gần người đàn ông cao lớn, trông nổi bật trong bộ đồ vải lanh trắng, lang thang qua hành lang, ngậm một điếu xì gà Cuba, Romeo – Juliet, béo ngậy. Ông ta sẽ phải là người hấp dẫn và khó hiểu nhất trong tất cả những vị khách từng ở đây, hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Là vị khách hàng trả tiền đều nhất, lâu dài, chung thủy.
Người đàn ông này là Giuseppe di Stefano, Nam tước Di Stefano, người mang nhiều bí ẩn. Một người đàn ông giàu có, một chủ đất có tầm cỡ?. Một Mafioso?. Vì sao ông ta lại ở đó?. Toto Librizzi, tay pha rượu lâu năm tại quầy bar, người biết về ông ta hơn hầu hết mọi người, nói rằng “Di Stefano duy trì một huyền thoại rằng ông ta đã bị Mafia xứ Castelvetrano buộc sống lưu vong tại đây, tôi tin đó chỉ là một tin đồn”.
“Nó đúng như vậy”, Renato Guttuso, họa sĩ người Sicilia nổi tiếng, là khách thường xuyên ở khách sạn và thường ăn tối với Nam tước Di Stefano tuyên bố, “một người Sicilia với một cái liếc mắt sẽ trao nhiều hơn một người xứ Naples với một triệu từ”.
Nếu bị buộc sống lưu vong, người điều khiển vận mệnh của Di Stefano sẽ là Giuseppe Marotta, ông trùm của gia tộc Mafia vùng Castelvetrano trong thời kỳ loạn lạc sau Thế chiến thứ 2. Hoặc ông trùm tiếp theo, Paolo Coppola.
Cao 1m59 với đôi mắt màu xanh lam, Francesco Paolo Coppola sinh ở Partinico, Sicily vào năm 1899. Sau một thời gian của cuộc đời tội phạm bận rộn, ông ta trốn khỏi Sicily do là nghi phạm trong một số vụ giết người vào năm 1926, hướng đến vùng đất hứa nước Mỹ. Ông ta sống ở khắp nước Mỹ và có thời gian ngắn ở Mexico. Ông ta đã hậu thuẫn lãnh đạo nghiệp đoàn khét tiếng Jimmy Hoffa vươn lên nắm quyền trong Liên minh lái xe quốc tế. 22 năm sau, ông ta bị trục xuất trở lại Sicily, với một hồ sơ cá nhân dày cộp bao gồm giết người, lừa đảo và nhiều cáo trạng buôn bán ma túy. Ông ta về đến Sicily vào tháng 01/1948 và nhanh chóng có mọi thứ, trong vòng 6 tháng ông ta là ông chủ của gia đình Mafia Partinico.
Mọi may mắn đến tình cờ, ngày 17/ 07/1948, Santo Flores, ông chủ của gia đình Mafia Partinico, đã chết, chết ngồi. Đó có lẽ là cách duy nhất để chết vì ông ta béo phì đến mức cần hai người đàn ông để hỗ trợ khi cố gắng đi bộ. Ông ta cùng với một số người bạn của mình nhồi chất béo ở quảng trường Duomo khi Salvatore Giuliano, tên cướp khét tiếng xuất hiện và dùng súng máy tiễn họ vào cõi vĩnh hằng. Một tranh chấp về thanh toán cho một vụ bắt cóc hay một vụ việc gì đó kiểu như thế. Giuliano đang được bảo trợ bởi Flores, nhưng mọi thứ không còn như vậy nữa.
Angelo Siino, một tay cung cấp tin cho cảnh sát, nói nhiều năm sau đó, rằng Giuliano thực tế là một Mafioso trong gia đình Mafia của một ông trùm khác là San Giuseppe Jato. Vụ giết ông trùm Flores là khởi đầu của một chuỗi sự kiện sẽ dẫn đến Giuliano nằm dài chết trong sân, ở Castlevetrano, dưới ánh mặt trời buổi sáng, 02 năm sau.
Paolo Coppola trở thành ông trùm của một trong những khu vực đông dân nhất của Sicily và có liên quan đến các vụ buôn bán ma túy cũng như mọi sự cố hình sự lớn ở Sicily. Hầu hết các ông trùm không bao giờ vươn ra ngoài khu vực lân cận của họ, tuy nhiên Copolla có mối liên hệ chính trị rộng lớn và có ảnh hưởng tới của các chính trị gia Sicilia và thậm chí ở Roma.
Cũng có tin cho rằng ông ta, Coppola, là người có trách nhiệm đứng sau vụ giết Giuliano, ông ta được cho là hoàn thiện các chi tiết về vụ giết người với Ugo Luca, đại tá lực lượng Carabinieri phụ trách một nhóm đặc biệt, CFRB, được thành lập năm 1949 để truy tìm và tiêu diệt Giuliano và băng nhóm của hắn, vào đêm trước khi tên cướp bị bắn chết ở Castelvetrano sáng sớm ngày 04/7/1950.
Paolo Coppola được cho là một thành phần của cuộc họp của các ông trùm tại khách sạn năm 1957, với người bạn thân nhất Charlie Luciano, tay Mafioso khét tiếng ở New York, ông trùm thực sự của các ông trùm Mafia toàn Hoa Kỳ, bị trục xuất đến Ý vào tháng 02/1946, người mà Paolo Coppola nói là “một người tuyệt vời nhất”. Trên thực tế, Frank đã bắt đầu sự nghiệp ở Mỹ dưới thời Charlie Luciano trước khi chuyển đến Detroit vào những năm 1930.
Charlie “Lucky” Luciano đã ở The Grand vào tháng 04/1946 khi bị đuổi ra khỏi Hoa Kỳ, trục xuất trở lại Sicily, nơi sinh của ông ta. Lãnh sự quán Anh lúc đó đã báo cáo về hành vi của Luciano tại khách sạn: “tên cướp này, hay cựu tên cướp, rất nhiều người biết đến”, và “hắn có hai chiếc xe mô tô sang trọng của Mỹ, ăn mặc và sống rộng rãi, thường thấy đi cùng một phụ nữ người Mỹ gốc Italia xinh đẹp”
Charlie “Lucky” Luciano trở lại khách sạn lần thứ ba vào ngày 23/3/1961 và cũng có những cuộc họp mờ ám. Với ông trùm Giuseppe Genco Russo là cuộc thứ nhất. Cuộc thứ hai với anh họ là Salvatore Salemi, một phóng viên điều tra một tờ báo Mauro Di Mauro và Lóra, một người sẽ biến mất vào tháng 9/1970 và một người đàn ông nhỏ bé bí ẩn tên là Agostino La Lomia.
Có lẽ Paolo Coppola đã gặp Giuseppe di Stefano, Nam tước Di Stefano, vị khách bí ẩn lúc đó là cư dân thường trú của khách sạn trong 11 năm. Thậm chí còn có tin đồn rằng Nam tước Di Stefano đã tham gia vào việc thiết lập cuộc họp.
Nam tước Di Stefano có 2 vị khách thường xuyên, ít nhất một đến từ Mỹ đích xác là Mafia. Đó là Calogero Orlando, theo Cục Ma túy Liên bang Hoa Kỳ cũng là một trong những người tham dự cuộc họp năm 1957. Calogero Orlando sinh ra ở vùng Terranisi, cách Partinico 15 phút ô tô, vào năm 1906. Năm 16 tuổi, rời Sicily với 400 đô la trong túi và hy vọng sẽ tìm thấy vận may ở Mỹ. Tham gia vào một gia đình Mafia ở Detroit và kiếm đủ tiền để sống trong sự xa hoa tại một ngôi nhà 2 tầng kiểu bắc Mỹ ở khu Fieldston quận The Bronx, New York vào năm 1960.
Calogero Orlando đã nhập heroin vào Mỹ qua các thùng hàng hóa, thùng dầu ô liu và bánh pho mát lớn sử dụng trong kinh doanh thực phẩm của mình. Công ty Thực phẩm Orlando có trụ sở tại phố Hudson, Manhattan, NewYork. Khi ông ta qua đời ở Florida vào năm 1980 ở tuổi 74, gần như chắc chắn ông ta đã đạt được ước mơ tìm thấy vận may của mình.
Người đàn ông khác thường đến thăm Di Stefano là Giacinto Di Simone. Ông ta cũng mơ hồ và mờ ám như chính Di Stefano.
Giacinto Di Simone đã thiết lập một số loại hình kinh doanh rượu vang, có trụ sở gần ga xe lửa ở Castelvetrano. Vào những năm 1950, cùng với Di Stefano và một số nhà đầu tư khác mua lại một nhà tù cũ, bỏ hoang ở Palermo, phá dỡ và bán lô đất trống cho Ngân hàng Sicily để xây dựng trụ sở trước Ngân hàng này chuyển đến đường Magliocca hiện nay.
Vào những năm 1960, đại diện của hội đồng thị trấn Castelvetrano đã đến thăm vị khách bí ẩn để sắp xếp việc mua một khu đất lớn mà ông ta sở hữu trên đường Campobello, sau đó họ phát triển thành một khu nhà ở và công nghiệp.
Vào dịp lễ Phục sinh năm 1998, Giuseppe Di Stefano chết trong phòng của mình ở tuổi 92. Thông thường, các khách sạn sẽ đưa người chết thông qua lối cửa sau. Không phải là một hình ảnh tốt khi đưa một cỗ quan tài qua cửa trước vì những vị khách giàu có và quan trọng đang nhận phòng. Tuy nhiên có ngoại lệ cho người đàn ông đã sống phần lớn cuộc đời của mình tại khách sạn. Toàn bộ nhân viên có mặt để vĩnh biệt người quá cố. Giuseppe Di Stefano đã sống ở The Grand Hotel et Des Palms trong hơn 50 năm.
Tại sao vị khách bí ẩn sống ở đó trong nửa thế kỷ, nguyên nhân bắt đầu từ một vụ án mạng.
LÊ HÙNG