Ảnh minh họa.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các ban quản lý dự án (QLDA), chủ đầu tư có kết quả giải ngân kế hoạch dưới mức trung bình của cả Bộ kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp cụ thể, hiệu quả để đẩy mạnh giải ngân trong các tháng cuối năm 2022. Rà soát lại toàn bộ tiến độ thực hiện của các dự án triển khai trong năm 2022 để điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, chia cắt gây lãng phí nguồn lực và chậm trễ trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công.
Theo báo cáo, để giải ngân 100% kế hoạch năm của Thủ tướng Chính phủ giao, từ tháng 9 đến cuối năm 2022, Bộ GTVT cần giải ngân khoảng 28.133 tỉ đồng, trung bình mỗi tháng, khối lượng giải ngân khoảng 4.000 tỉ đồng. Trường hợp dự kiến giải ngân không hết kế hoạch năm 2022 đã được giao hoặc có nhu cầu bổ sung vốn, ban QLDA, chủ đầu tư cần có văn bản đề xuất điều chỉnh (tăng/giảm) kế hoạch, gửi Bộ trước ngày 25/9/2022 để tổng hợp, xử lý theo thẩm quyền.
Đặt mục tiêu phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao (hơn 50.300 tỉ đồng), Bộ GTVT cũng đề nghị các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, công tác thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu. Đặc biệt chú trọng các dự án trọng điểm phải hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành trong năm 2022.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Vụ Kế hoạch và đầu tư, lũy kế đến hết tháng 8/2022, Bộ GTVT giải ngân được 22.195 tỉ đồng, đạt 44,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, gồm 2.638 tỉ đồng vốn nước ngoài (đạt 54,1%) và 19.557 tỉ đồng vốn trong nước (đạt 43%). Kết quả giải ngân Bộ GTVT đạt được cao hơn bình quân chung của các bộ, cơ quan trung ương (32,36%)...
PV
Xã hội hóa đầu tư khai thác cảng hàng không theo phương thức PPP