Theo đó, trong Công văn 1517/LĐTBXH-QHLÐTL này, Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt lưu ý các địa phương đánh giá khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động về trả lương tối thiểu vùng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 để lấy cơ sở tính lương tối thiểu vùng năm 2022 tới đây.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu, nhất là các đơn vị hành chính cấp huyện đã thực hiện sắp xếp lại như đổi tên, thành lập, sáp nhập, thay đổi địa giới hành chính...
Trước đó, tại phiên họp sáng ngày 05/8/2020, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã quyết định chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 mà tiếp tục thực hiện tiền lương tối thiểu vùng theo tháng đến hết năm 2021.
Đồng thời, cũng chưa ban hành tiền lương tối thiểu theo giờ năm 2021 để đồng bộ với tiền lương tối thiểu theo tháng do ảnh hưởng của Covid-19.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại nước ta đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Do đó, việc không tăng lương tối thiểu vùng đến hết năm 2021 là phương án hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian phục hồi kinh tế…
Điều này đồng nghĩa, mức lương tối thiểu vùng vẫn thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
- Mức 4,42 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I;
- Mức 3,92 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II;
- Mức 3,43 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III;
- Mức 3,07 triệu đồng/tháng, áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV.
Công văn này ban hành ngày 25/5/2021.
TRẦN MINH
Cách thức xác định thời gian trợ giúp pháp lý trong một số trường hợp đặc biệt