Ảnh minh họa.
Trong đó, Thông tư quy định, hành vi vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP như sau:
- Hành vi "Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là việc công dân không trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Hành vi "Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng liên tục trở lên không trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi hoặc chuyển đến theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP.
- Hành vi "Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên không đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP.
Thông tư số 07/2023/TT-BQP cũng quy định cụ thể về xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/3/2023.
VĂN QUANG
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 02/2022