(LSO) – Đối với việc thực hiện Dự án Sân golf quốc tế Thuận Thành, Bắc Ninh, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ KH&ĐT cảnh báo những nguy cơ rủi ro về năng lực tài chính, năng lực pháp lý với hàng loạt vướng mắc về đất đai liên quan nhà đầu tư do chưa đảm bảo yêu cầu quy định của pháp luật.
Liên doanh nhà đầu tư nợ đọng lớn, thua lỗ nhiềunăm.
Theo Văn bản số959/BTC-ĐT ngày 31/1/2020 của Bộ tài chính gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hồsơ đề xuất chủ trương đầu tư Dự án sân golf quốc tế Thuận Thành (Dự án – PV) tạihuyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Bộ Tài Chính đã đưa ra những cảnh báo khi khoảnnợ phải trả của Liên danh nhà đầu tư chiếm gần 50% tổng cộng nguồn vốn, màtrong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Theo văn bảnnày, về năng lực tài chính, việc đầu tư, kinh doanh của cả 2 doanh nghiệp chủ yếudựa trên nguồn vốn vay, trong khi doanh nghiệp đang phải thực hiện các nghĩa vụthanh toán công nợ lớn, đang bị chiếm dụng vốn lớn dẫn đến nhiều nguy cơ rủi rotrong việc thực hiện nghĩa vụ theo cam kết đảm bảo huy động vốn đầu tư thực hiệnDự án.
Tại các tài liệu báo cáo tài chính kiểm toán của 2 công ty (liên danh nhà đầu tư), tại thời điểm 30/6/2019, vốn chủ sở hữu của Công ty Hudland là 418 tỉ đồng (trong đó, vốn góp của chủ sở hữu là 200 tỉ đồng là cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết, quỹ đầu tư phát triển là 80,8 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 137,2 tỉ đồng). Tài sản ngắn hạn là 641,7 tỉ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là 79,5 tỉ đồng hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn, chiếm 85,8% tài sản ngắn hạn, trong đó hàng tồn kho là 117,6 tỉ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn khoảng 433,03 tỉ đồng (trong đó có khoản cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (là công ty góp vốn chủ sở hữu) vay số tiền 120 tỉ đồng với mức lãi suất tính lãi là 10%/năm). Nợ phải trả là 359,6 tỉ đồng trong đó nợ phải trả ngắn hạn là 314,27 tỉ đồng (chiếm 87,4% nợ phải trả); Nợ phải trả dài hạn là 45,4 tỉ đồng; bất động sản đầu tư là 78 tỉ đồng.
Như vậy việc đầutư, kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay, trong khi Côngty đang phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán công nợ lớn (nợ phải trả chiếm gần50% tổng cộng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn), điều này dẫn đến rủiro trong việc thực hiện nghĩa vụ theo cam kết đảm bảo huy động vốn đầu tư thựchiện Dự án.
“Từ những nội dung trên, Bộ Tài chính chưa có cơ sở đưa ra ý kiến đánh giá về khả năng đáp ứng nguồn vốn chủ sở hữu thực hiện Dự án, năng lực tài chính của Liên danh nhà đầu tư…”, văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ.
Chưa đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh phù hợp
Theo đó, Bộ Tàichính đề nghị nhà đầu tư đăng kí bổ sung ngành nghề kinh doanh phù hợp với mụctiêu hoạt động của dự án. Đồng thời, đề nghị Bộ KH&ĐT rà soát và chịu tráchnhiệm về điều kiện năng lực đáp ứng của các nhà đầu tư với yêu cầu điều kiện hoạtđộng, thực hiện Dự án, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Tại Văn bản số 959/BTC-ĐT này cũng nhấn mạnh đề nghị Bộ KH&ĐT yêu cầu tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm toàn diện về sự cần thiết đầu tư dự án, khả năng cạnh tranh, tính khả thi và hiệu quả dự án để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, tạiVăn bản số 13830/BTC-ĐT ngày 16/10/2017 của Bộ Tài chính đã có ý kiến về ngành,nghề kinh doanh của Công ty Hudland chưa bao gồm một số ngành nghề liên quan đếnmục tiêu hoạt động của Dự án như: Hoạt động các cơ sở thể thao (9311); Giáo dụcthể thao và giải trí (8551)… và đề nghị Công ty đăng ký bổ sung ngành nghề kinhdoanh phù hợp với mục tiêu hoạt động của Dự án.
Tại hồ sơ Dự ánkèm theo lần này chỉ bao gồm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số0102340326 (đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 16/4/2018) do Sở KH&ĐT Hà Nội cấp,không bao gồm danh sách ngành nghề kinh doanh của Hudland.
Đồng thời, Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102071176 (đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày8/7/2015) của Công ty Thăng Long do Sở KH&ĐT TP Hà Nội cấp cũng không bao gồmcác ngành liên quan đến hoạt động của dự án như: Hoạt động các cơ sở thể thao,giáo dục thể thao và giải trí…
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo Bộ Tài chính, liên quan đến đất đai và việc sử dụng đất cũng như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án cũng vướng một loạt vấn đề.
Cụ thể, về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Bộ Tài chính cho biết căn cứ quy định tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng về việc quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020, các dự án sân golf không được sử dụng đất trồng lúa, đất màu (trừ đất trồng lúa một vụ năng suất thấp); đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; khu đô thị; đất rừng thuộc quy hoạch.
Tuy nhiên, tạithuyết minh dự án khu đất trên hiện trạng là khu đất bãi bồi ven sông, được sửdụng để trồng cây hằng năm, mặt nước nuôi trồng thủy hải sản năng suất thấp. Vìvậy, Bộ Tài chính đề nghị cần bổ sung thuyết minh về sự phù hợp việc chuyển đổihiện trạng đất nông nghiệp, bãi bồi ven sông sang đất làm sân golf đảm bảo phùhợp với Luật Đê điều, Luật Đất đai…
Đặc biệt, để đảm bảo việc triển khai dự án phù hợp với Quy hoạch phòng, chống lũ và đề điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; quy hoạch sử dụng đất của địa phương; và các quy hoạch khác liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Bộ Tài chính đề nghị Bộ KH&ĐT tổng hợp ý kiến của Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
PV