(LSO) -Chiều 13/6, giải trình trước Quốc hội về giải pháp phát triển du lịch, thể thao trong giai đoạn Covid-19, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết để từng bước phục hồi ngành sau gần nửa năm "đóng băng", Bộ đã thực hiện hai giải pháp.
Cụ thể, giải pháp thứ nhất, Bộ trưởng Nguyễn NgọcThiện cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa. Khách nội địađóng vai trò là điểm tựa, nền tảng phục hồi nhanh ngành du lịch. Các giải phápcụ thể phải được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, để làm sao tăng khách nộiđịa đi du lịch trong tháng 5 và 6.
Ông khẳng định ngành du lịch Việt Nam đã chuẩn bị tốtnhất để có thể phục vụ người dân đi du lịch. Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh,khu nghỉ dưỡng không kém các quốc gia phát triển, với giá cả hợp lý. Việt Namcũng giành nhiều giải thưởng du lịch quốc tế trong năm 2019.
“Không có lý do gì chúng ta không đi du lịch trongnước. Trân trọng kính mời đồng bào và nhân dân cả nước đi du lịch nội địa”, Bộtrưởng Thiện nói, sau đó là tiếng vỗ tay lớn tại nghị trường.
Giải pháp thứ hai Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưara là phục hồi và phát triển du lịch toàn diện hơn. Thực hiện chỉ đạo của Thủtướng "không thể đóng cửa hoàn toàn nhưng không mở cửa ồ ạt khi không xácđịnh được mức độ an toàn của các nước; ưu tiên bảo vệ sức khỏe của nhân dân kểcả phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt", Bộ sẽ bám sát tình hình dịch bệnhtrên thế giới để phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Thủ tướng mở cửa từngbước.
Theo ông Thiện, để khôi phục du lịch hoàn toàn phảitrải qua bốn giai đoạn. Thứ nhất là chỉ có du lịch nội địa; thứ hai là thí điểmđón khách quốc tế trên cơ sở trao đổi khách song phương giữa một số quốc gia antoàn; thứ ba là thí điểm mở rộng đón khách các nước, thực hiện trao đổi kháchquốc tế. Cuối cùng là các hoạt động đón khách quốc tế, trong nước diễn ra bìnhthường.
"Hiện nay chúng ta nằm ở giai đoạn thứ nhất vàđể du lịch phục hồi hoàn toàn thì còn rất dài, phụ thuộc vào tình hình Covid-19thế giới. Tuy nhiên, tôi khẳng định cuộc cạnh tranh khách du lịch quốc tế sau dịchsẽ rất khốc liệt, bởi vì tất cả các nước đều tranh thủ thời cơ", Bộ trưởngNguyễn Ngọc Thiện dự đoán.
Do ảnh hưởng của Covid-19, năm tháng đầu năm, lượngkhách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu, giảm hơn 50% so với cùng kỳ; lượngkhách nội địa đạt 16 triệu lượt, giảm 58,5%. Tổng thu du lịch giảm gần 50% so vớicùng kỳ.
Được biết, trong quý I có 95% các doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ lữ hành quốc tế dừng hoạt động, số xin cấp mới giấy phép kinhdoanh quốc tế giảm 48%.
Công suất phòng trung bình của các cơ sở lưu trú chỉđạt khoảng 20% so với cùng kỳ. Trong tháng 3-4, các khách sạn, cơ sở lưu trú cơbản dừng hoạt động.
Sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, Thủ tướng khởi độnglại thị trường du lịch nội địa tại Quảng Ninh ngày 24/5. Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch sau đó ban hành chương trình người Việt Nam đi du lịch Việt Nam. Hầuhết địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng kế hoạch kích cầu, tổchức hợp tác du lịch, hàng không và các điểm tham quan, giải trí, tạo sản phẩmkích cầu với nhiều ưu đãi, giá cả hợp lý.
Vì vậy, trong tháng 5, du lịch nội địa bắt đầu phụchồi, doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 78% sau tháng 4 nhưng giảm 90% so với cùngkỳ. Dịp lễ 30/4, nhiều địa phương ghi nhận lượng khách nội địa tăng mạnh, như HạLong, Sầm Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hội An, Vũng Tàu, Đà Lạt... Đặc biệt, dịpcuối tuần, tại các điểm du lịch, công suất phòng khách sạn, các khu nghỉ dưỡngven biển đạt 70-80%.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc mở cửa từ nay đến giaiđoạn 4 sẽ còn rất dài. Qua đó cảnh báo cạnh tranh khách quốc tế sau dịch giữacác quốc gia sẽ rất khốc liệt.
“Do đó, Việt Nam phải tận dụng các cơ hội”, ông kết thúc bài phát biểu của mình.
LÂM HOÀNG (t/h)