/ Tích hợp văn bản mới
/ Bộ Y tế công bố phác đồ chẩn đoán và điều trị mới cho Covid-19

Bộ Y tế công bố phác đồ chẩn đoán và điều trị mới cho Covid-19

05/01/2021 18:01 |

(LSO) –Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp do SARS-CoV-2 (Covid-19) thay thế phiên bản lần 2 được ban hành ngày 6/2.

Thông tin cho biết, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1344/QĐ-BYT về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (Covid-19). Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25/3/2020, thay thế cho hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ban hành ngày 6/2/2020. Với việc hoàn thiện phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, Bộ Y tế tiếp tục tập huấn phổ biến cho các tuyến bệnh viện nhằm hạn chế và đẩy lùi dịch một cách hiệu quả nhất.

Thayđổi định nghĩa ca bệnh nghi nhiễm

Ở phác đồ lần 3, Bộ Y tế định nghĩa ca bệnh nghi ngờdo tình hình dịch tễ đã thay đổi.

Trường hợp nghi ngờ là người có bệnh sốt và/hoặcviêm đường hô hấp cấp tính và không lý giải được bằng các căn nguyên khác và/hoặccó tiền sử đến/qua/ở từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 khoảng 14 ngày trước khikhởi phát bệnh.

Hoặc là người có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và tiếpxúc gần với trường hợp nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trướckhi khởi phát triệu chứng.

26/3 Bộ Y tế công bố phác đồ điều trị mới cho Covid-19, Ảnh: Internet

Vùng dịch tễ cũng được mở rộng, không chỉ từ nhữngquốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc mà bao gồm cả những nơi có ổ dịch tại ViệtNam.

Bộ Y tế cũng quy định rộng hơn các đối tượng tiếpxúc gần, bao gồm tất cả những người tiếp xúc trực tiếp dưới 2m với bệnh nhânnghi ngờ hoặc mắc Covid-19 (quy định trước đây là dưới 1m).

Khoảng14% số ca bệnh diễn biến nặng

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới củaBộ Y tế, người bệnh Covid-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhiễm không cótriệu chứng, giống như cảm cúm thông thường tới những biểu hiện bệnh lý nặngnhư viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tửvong.

Đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạntính hay suy giảm miễn dịch. "Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng Covid-19 nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Cácbiện pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh", Bộ Y tếnêu rõ.

Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế , Ảnh: Internet

Theo thống kê, khoảng 80% các trường hợp bệnh chỉ sốtnhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi. Khoảng 14% các ca bệnh có diễn biến nặngnhư viêm phổi, viêm phổi nặng. Khoảng 5% cần điều trị tại các cơ sở hồi sứctích cực với các biểu hiện suy hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái…), hộichứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm trùng… có thể dẫn đến tử vong.

Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khíquản sớm và thở máy xâm nhập, chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp khôngxâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, không áp dụng thường quy và cần theo dõisát bệnh nhân.

Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (nhưLopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir..), do chưa cóđủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trịCovid-19, nên Bộ Y tế chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị.

Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên nhữngkết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

Điềutrị khỏi vẫn tự cách ly tại nhà 14 ngày

Cũng theo hướng dẫn mới, bệnh nhân Covid-9 đủ điềukiện xuất viện khi có 2 lần liên tiếp xét nghiệm âm tính, mỗi lần lấy mẫu cáchnhau ít nhất 24 giờ.

Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày tiếp theo. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Bệnh nhân phải theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Lâm Hoàng

/chong-dich-covid-19-nhung-viec-can-lam-ngay.html