Ngày 26/3, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã có 02 công văn gửi Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản và Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị truy suất, làm rõ nguyên nhân.
Cụ thể, tại công văn số 521/ATTP-NĐTP gửi Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 25/03/2021, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về 03 trường hợp (địa chỉ tại thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) nghi ngờ ngộ độc Botulinum liên quan đến việc sử dụng sản phẩm pate chay, hiện 01 bệnh nhân đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 01 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện 115 và 01 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Cả 03 trường hợp trên đều liên quan đến bữa ăn trưa ngày 20/3/2021 tại một ngôi miếu cách nhà khoảng 02 km (chưa rõ địa chỉ cụ thể).
Trước tình hình trên, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế – Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản theo trách nhiệm được phân công tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành Nông nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý theo lĩnh vực được phân công xác minh, điều tra nguyên nhân vụ việc, chỉ đạo việc truy xuất nguồn gốc, tạm dừng việc lưu thông, sử dụng sản phẩm pate nghi ngờ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát đối với việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các thực phẩm đ ng hộp (pate...), thực phẩm hun khói thực phẩm lên men yếm khí (thịt, cá ướp, ủ mắm...), thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí (xông khói...); đồng thời c các hướng dẫn việc phòng chống nguy cơ ngộ độc Botulinum do thực phẩm của các gia đình, hộ kinh doanh tự sản xuất và tiêu dùng.
Cùng ngày, Cục An toàn thực phẩm cho biết nhận được báo cáo số 116/BC- ATTP của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương về kết quả điều tra sơ bộ vụ ngộ độc nghi do độc tố Botulinum. Tiếp theo công văn số 522/ATTP- NĐTT ngày 25/3/2021, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị khẩn trương triển khai các biện pháp như:
Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thông báo rộng rãi cho cộng đồng để những người dân đã từng đến tham dự bữa trưa ngày 20/3/2021 tại Miếu Chiêu Liêu (Khu dân cư Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một) đến khai báo tại cơ sở y tế gần nhất. Đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khoẻ thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chỉ đạo việc điều tra nguồn gốc các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn nêu trên, đặc biệt lưu ý món chả và pate chay; xác định rõ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình liên quan đến các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đã sử dụng. Tuyên truyền cho người dân lưu ý không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã bị phồng, bẹp, biến dạng, không còn nguyên vẹn.
Tính đến sáng 26/3, đã có 06 trường hợp ngộ độc do ăn pate chay tại Bình Dương, trong đó có 04 trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115, một trường hợp điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và 01 trường hợp điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã được gia đình xin về.
TRẦN MINH
Vụ ngộ độc pate Minh Chay: Ai chịu trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân