(LSO) – Đại diện Bộ Y tế từ chối trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến hoạt động mua sắm, đấu thầu, nhập khẩu các máy xét nghiệm PCR tại các tỉnh cũng như trong chính vụ việc của CDC Hà Nội.
Liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị xét nghiệm phòngchống dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương, ngày 24/4 Bộ Y tế đã ban hành Côngvăn số 2288/BYT-KH-TC gửi các đơn vị trực thuộc Bộ (các viện, bệnh viện, trườngđại học và các bệnh viện thuộc trường) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, y tế các bộ, ngành và một số bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kếtquả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.
Theo đó, báo cáo phải gửi về Bộ trước ngày 28/4. Tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có thông báo chính thức về kết quả báo cáo này.
Trao đổi với Luật sư Việt Nam Online, ông Nguyễn Tử Hiếu - Vụ phó Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị chỉ quản lý về chất lượng chứ không quản lý về số lượng và giá trị của các thiết bị được nhập khẩu. “Giá thành nhập khẩu thì đơn vị mua họ chỉ khai báo với cơ quan Hải quan. Việc mua sắm của các sở địa phương họ thực hiện theo Luật Ngân sách và Luật Đấu thầu; không thuộc thẩm quyền chỉ đạo từ Bộ Y tế hay cơ quan tham mưu như Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế. Cơ quan phê duyệt mua sắm cũng là UBND tỉnh phê duyệt”, ông Hiếu nói.
Đề cập đến vấn đề báo cáo việc mua sắm các trang thiết bị y tế, theo ông Nguyễn Tử Hiếu cho biết, do Vụ Kế hoạch - Tài chính quản lý còn Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế chỉ quản lý về mặt kỹ thuật.
Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế có với chức năng nhiệm vụ là Vụ chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế; quản lý máy móc, thiết bị chuyên dùng trong hoạt động sự nghiệp y tế và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng công trình y tế. |
Làm rõ vấn đề "chỉ quản lý về mặt kỹ thuật", ông NguyễnTử Hiếu từ chối trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến hoạt động mua sắm, đấuthầu, nhập khẩu các máy xét nghiệm PCR tại các tỉnh cũng như trong chính vụ việccủa CDC Hà Nội.
Vị này cho biết, trách nhiệm báo cáo thuộc về Sở Y tế Hà Nội,Vụ Kế hoạch - Tài chính. Cụ thể, các hoạt động mua sắm và đấu thầu là do Sở Y tếHà Nội đề xuất và UBND Thành phố phê duyệt. Còn các thông tin về nguồn gốc, giáthành, số lượng... các máy PCR hiện vẫn đang được tổng hợp và thuộc thẩm quyềncủa Vụ Kế hoạch - Tài chính?.
Về trách nhiệm của Vụ này đối với việc mua sắm máy xét nghiệm PCR tại CDC Hà Nội cũng như các địa phương, ông Hiếu từ chối trả lời và cho rằng đây là câu hỏi "nhạy cảm" nên sẽ chỉ được trả lời trong buổi họp báo của Bộ Y tế.
Ngày 21/3/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm Covid-19”. Theo đó, hướng dẫn tạm thời xét nghiệm Covid-19 là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở có phòng xét nghiệm trên toàn quốc. Trong đó yêu cầu đối với các phòng xét nghiệm khẳng định có cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp để thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR; được Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Viện Pasteur theo phân vùng phụ trách đánh giá xác nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định. Dựa vào “Hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm Covid-19” của Bộ Y tế, các địa phương có thể chủ động trong việc xét nghiệm Covid-19. Một trong những điều kiện quan trọng nhất để các địa phương chủ động xét nghiệm Covid-19 là phải có trang thiết bị, phương tiện phù hợp để thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR. Và kết quả xét nghiệm được báo cáo thường xuyên để Bộ Y tế nắm bắt tình hình. |
Luật sư Việt Nam Online sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
HOÀNG LONG