/ Tin thế giới
/ Brazil trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, Anh cảnh báo nguy cơ làn sóng thứ hai

Brazil trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, Anh cảnh báo nguy cơ làn sóng thứ hai

05/01/2021 18:07 |

(LSO) - Tổng số ca nhiễm trên thế giới là hơn 11 triệu ca, số ca tử vong vì Covid-19 là 536.841 ca, trong đó, số ca được công bố khỏi bệnh là 6.537.764 ca.

Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo ngày 28/7, công bố biến Kodak thành công ty dược phẩm. Ảnh: CNN.

Mỹ: Tổng thống Trump biến Kodak thành công ty dược phẩm

Ngày 28/7, Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông sẽ sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để biến hãng máy ảnh Kodak nổi tiếng thành một công ty dược phẩm. Ông gọi đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất trong lịch sử ngành dược phẩm Mỹ.

"Với thỏa thuận mới này, chính quyền của tôi đang sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để cung cấp khoản vay trị giá 765 triệu USD để hỗ trợ cho việc ra mắt hãng dược phẩm Kodak", CNN dẫn lời ông Trump trong cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày 28/7 (theo giờ địa phương).

Tổng thống Mỹ gọi đó là một "lĩnh vực khác biệt" với một công ty nổi tiếng về máy ảnh, nói rằng Kodak đang "thuê một số người giỏi nhất thế giới". "Đây là một bước đột phá trong việc đưa ngành sản xuất dược phẩm trở lại Mỹ", ông Trump tuyên bố.

Động thái này là lần thứ 33 Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) sau khi đối mặt với những chỉ trích vì không áp dụng đạo luật này sớm hơn nhằm đối phó với đại dịch Covid-19.

Trong khi đó Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch Covid-19 với 2.635.603 ca nhiễm và 127.417 ca tử vong. Trong khi đó 720.631 bệnh nhân tại Mỹ đã bình phục và xuất viện.

Brazil trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới

Tại Brazil, số ca tử vong đã tăng lên 88.470 sau khi ghi nhận thêm 791 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 37.408 trong 24 giờ qua, lên 1.402.041. Giới chuyên gia cho rằng số ca nhiễm ở Brazil có thể cao hơn nhiều do xét nghiệm hạn chế.

Chính quyền Rio de Janeiro đã thông báo hủy lễ đón giao thừa, thường thu hút hàng triệu người tới bãi biển Copacabana, thêm rằng lễ hội Carnival nổi tiếng vào tháng hai cũng có thể bị hủy. Trong khi đó, Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, đã hoãn vô thời hạn lễ hội Carnival.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người luôn đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của đại dịch, hôm 25/7 tuyên bố đã âm tính với nCoV sau lần xét nghiệm thứ tư. Công đoàn đại diện hơn một triệu y bác sĩ Brazil đã gửi hồ sơ lên Tòa Hình sự Quốc tế (ICC), kêu gọi quốc tế điều tra cách chính quyền Bolsonaro ứng phó Covid-19.

"Chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro đã phạm tội cẩu thả trong xử lý đại dịch, đe dọa mạng sống của nhân viên y tế và người dân Brazil", hồ sơ có đoạn.

Italy đề xuất kéo dài tình trạng khẩn cấp

Với 157 phiếu thuận, 125 phiếu chống và 3 phiếu trắng, ngày 28/7, Thượng viện Italy đã ủng hộ đề xuất kéo dài tình trạng khẩn cấp y tế đến ngày 15/10 nhằm ngăn chặn hiệu quả dịch Covid-19. Phát biểu trước Thượng viện, Thủ tướng Giuseppe Conte cho rằng việc kéo dài tình trạng khẩn cấp “là không thể tránh khỏi và hợp pháp”.

Tình trạng khẩn cấp dịch Covid-19 tại Italy kéo dài trong 6 tháng, từ ngày 31/1 - 31/7, tuy nhiên, Thủ tướng Conte cho rằng nếu tình trạng khẩn cấp không được gia hạn, quyền hạn của Cơ quan Bảo vệ dân sự, các cơ quan chuyên môn sẽ không được duy trì và Ủy ban khoa học kỹ thuật cũng sẽ ngừng hoạt động.

Thủ tướng Conte khẳng định: “Với việc gia hạn tình trạng khẩn cấp, Italy sẽ tiếp tục duy trì hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, giúp Italy an toàn hơn, không chỉ vì lợi ích của người dân Italy mà cả người nước ngoài muốn tới thăm Italy”.

Theo kế hoạch, việc gia hạn tình trạng khẩn cấp dịch Covid-19 tại Italy sẽ tiếp tục được bỏ phiếu tại Hạ viện Italy trong ngày 29/7.

Tính đến ngày 28/7, Bộ Y tế Italy cho biết tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này đã lên đến 240.578 trường hợp, trong đó, ghi nhận 34.767 ca tử vong và 190.248 ca bình phục. Số ca nhập viện với các triệu chứng hiện là 749 trường hợp, trong đó 40 ca phải điều trị tích cực.

Anh cảnh báo nguy cơ làn sóng thứ hai

Thủ tướng Boris Johnson trong chuyến thăm Trung tâm Canal Side Heritage ở Beeston, ngày 28/7/2020. Ảnh: Getty Images.

Tại Anh, ngày 28/7, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với một số lãnh đạo các tổ chức nghiệp đoàn và doanh nghiệp, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cảnh báo về nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai sẽ xảy ra vào mùa Thu trong bối cảnh các công ty đang chuẩn bị kêu gọi nhân viên của mình trở lại làm việc tại công sở từ tháng 8.

Mặc dù cho rằng một đợt dịch mới sẽ trở lại sau mùa Hè, song ông Johnson vẫn trấn an các doanh nghiệp khi nói rằng làn sóng thứ hai sẽ không tồi tệ như lần đầu và nhấn mạnh chính phủ sẽ tìm mọi cách để tránh áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc. Thủ tướng Johnson cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người lao động trở lại công ty làm việc. Ông bày tỏ hy vọng nước Anh sẽ hoạt động hoàn toàn bình thường trở lại vào mùa Xuân 2021.

Số ca mắc Covid-19 tại Anh đến nay đã lên tới 314.160 trường hợp, trong đó có 43.815 ca tử vong.

LÂM HOÀNG(t/h)

/my-chung-kien-su-tang-vot-ve-nguoi-nhiem-australia-no-luc-ngan-chan-covid-19-tai-benh-vien.html