Ảnh minh họa.
Theo đó, dự thảo Luật đề xuất Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
- Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 22 của Luật này hoặc nội dung đăng ký hoạt động không phù hợp với hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Hết thời hạn góp vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này mà không có ít nhất là 02 công chứng viên góp đúng và đủ số vốn cam kết;
- Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động;
- Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng hoặc bị tước quyền sử dụng Thẻ công chứng viên có thời hạn;
- Văn phòng công chứng không còn đủ 02 công chứng viên hợp danh trở lên;
- Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm, chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
- Văn phòng công chứng do tổ chức, người không phải là công chứng viên đầu tư toàn bộ hoặc một phần để thành lập, nhận chuyển nhượng hoặc duy trì hoạt động;
- Văn phòng công chứng hết thời hạn tạm ngừng hoạt động quy định tại Điều 30 của Luật này mà lý do tạm ngừng vẫn còn.
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.
PV
05 nhóm chính sách nổi bật tại dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)