Ảnh minh họa.
Theo dự thảo Nghị định, giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Đồng thời tự quyết định giá bán xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp nhưng không cao hơn giá bán xăng dầu tối đa theo quy định.
Đáng chú ý, dự thảo quy định “thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện điều chỉnh giá bán xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày/lần, bắt đầu tính từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành. Trường hợp thời gian điều chỉnh giá trùng vào ngày cuối cùng của năm âm lịch, việc điều chỉnh giá xăng dầu được thực hiện vào ngày liền kề trước đó. Nếu thời gian điều chỉnh giá rơi vào ngày mùng 1, mùng 2 hoặc mùng 3 Tết, thời gian điều chỉnh giá xăng dầu được thực hiện vào ngày mùng 4 Tết.
Một điểm mới đáng chú ý nữa trong dự thảo lần này là việc quy định định mức chi phí kinh doanh. Theo đó, nếu bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức 30 USD/thùng thì tỷ lệ chi phí kinh doanh tối đa là 20%; nếu giá từ 30 - 60 USD/thùng thì tỷ lệ chi phí kinh doanh tối đa còn 10%. Khi giá thế giới từ 60 - 90 USD/thùng thì tỷ lệ này giảm còn 7%; từ 90 - 120 USD/thùng thì tỷ lệ chi phí kinh doanh tối đa là 5% và sẽ còn 4% khi giá thế giới trên 120 USD/thùng (ở các nghị định hiện nay, chi phí này được quy định cụ thể bằng đồng VND).
Tuy nhiên, dự thảo có quy định “trường hợp tỷ lệ % chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh tỷ lệ % chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế...
HUYỀN TRANG
Cẩn trọng tội phạm giả danh cơ quan Nhà nước hướng dẫn cài đặt VNeID để chiếm đoạt tiền