Ảnh minh họa.
Cụ thể, theo Điều 5 Thông tư 44/2022/TT-BTC, các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người tham gia kháng chiến bao gồm:
- Chi phí điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ tại nhà;
- Chi phí hỗ trợ mua dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;
- Trợ cấp ưu đãi giáo dục;
- Chi phí hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ; hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ;
- Chi phí trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân liệt sĩ/người thừa kế của liệt sĩ;
- Các khoản trợ cấp mai táng, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ;
- Tiền ăn thêm ngày lễ, tết với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;
- Tiền mua Báo Nhân dân cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01/011945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945;
- Chi quà tặng của Chủ tịch nước.
Ngoài ra, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chi trợ cấp ưu đãi theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gồm: Chi trợ cấp, phụ cấp thường xuyên và trợ cấp một lần; Chi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng; điều trị, điều dưỡng; Chi công việc (trong đó chi tiết: công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ; hỗ trợ cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng; chi phí quản lý).
- Chi trợ cấp một lần theo Pháp lệnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với thanh niên xung phong, người tham gia kháng chiến.
PV
Những điều thí sinh cần làm sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2022