Ảnh minh họa.
Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo (CSĐT) rà soát đề án tuyển sinh, thông tin đăng ký xét tuyển. Nâng cấp phần mềm xét tuyển; tập huấn; thực hành các chức năng phần mềm tuyển sinh năm 2022; thực hiện quy trình xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển (lọc ảo) chính thức; xác nhận nhập học và tổ chức nhập học cho thí sinh và xử lý đơn thư khiếu nại.
Trong đó, CSĐT chỉ tổ chức tuyển sinh đối với các ngành đủ điều kiện quy định, đối với các ngành buộc phải dừng tuyển sinh cần phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của CSĐT, điều chỉnh đề án tuyển sinh và thông báo cho thí sinh biết để kịp thời điều chỉnh sang các ngành, các CSĐT khác.
Các CSĐT khẩn trương rà soát danh sách thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển, nếu thí sinh chưa đăng ký trên Hệ thống hoặc chưa đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển tại CSĐT, nhưng đăng ký trên Hệ thống hoặc có thể đăng ký không đúng với thông tin của ngành đã đủ điều kiện trúng tuyển (sai về chứng minh nhân dân, mã ngành xét tuyển, mã phương thức xét tuyển, mã tổ hợp xét tuyển...) thì cần thông báo cho thí sinh biết để vào đăng ký hoặc để sửa sai và đăng ký lại nguyện vọng.
Theo Bộ GD&ĐT, Bộ này phải đưa ra cảnh báo này vì gần đây, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã phải thông báo dừng tuyển sinh ngành Luật, do năm nay chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng để mở ngành dù đã công bố điểm chuẩn học bạ. Trước bất cập này, nhiều thí sinh bày tỏ sự hoang mang khi đã trót đăng ký xét tuyển sớm vào ngành Luật của trường.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đến 12h ngày 14/8, có gần 533.000 trong tổng số gần 940.000 thí sinh đã đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống.
PV
Bộ Công an báo cáo các nội dung liên quan đến hộ chiếu mẫu mới