Ảnh minh họa.
Cụ thể, thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam phải ghi các thành phần dinh dưỡng sau:
- Năng lượng (kcal);
- Chất đạm (g);
- Carbohydrat (g);
- Chất béo (g);
- Natri (mg).
Bên cạnh đó yêu cầu riêng với một số sản phẩm như sau:
- Nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường và thực phẩm cho thêm đường khác phải ghi thêm đường tổng số.
- Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: Phải ghi thêm chất béo bão hòa.
- Thực phẩm không chứa/có chứa thành phần dinh dưỡng đã nêu trên nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I Thông tư này thì không bắt buộc ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.
Theo đó, các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g/100ml thực phẩm/trong 01 khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn/theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.
Ngoài ra, lộ trình thực hiện được quy định như sau: Chậm nhất đến 31/12/2025, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này. Từ 01/01/2026, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng quy định tại Thông tư này.
Thông tư 29/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
PV
Chính phủ yêu cầu chủ động xây dựng các quy định để triển khai chế độ tiền lương mới