/ Thuật ngữ pháp lý
/ Cách tính tiền BHXH chế độ thai sản đối với giáo viên

Cách tính tiền BHXH chế độ thai sản đối với giáo viên

13/04/2022 03:26 |

(LSVN) - Tôi hiện là giáo viên và đang trong thời gian nghỉ thai sản. Vậy, tôi muốn hỏi, cách tính tiền BHXH chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào? Bạn đọc M.K có hỏi.

Ảnh minh họa. 

Theo quy định của pháp luật hiện nay, chế độ nghỉ thai sản của giáo viên sẽ được tính bao gồm khoản phụ cấp và trợ cấp cụ thể như trợ cấp thai sản một lần, chế độ thai sản phụ cấp đứng lớp (tùy từng trình độ giảng dạy, các ngành khác nhau mà giáo viên nghỉ thai sản có thể nhận phụ cấp đứng lớp từ 25-50%).

Theo chế độ thai sản của giáo viên năm 2022, khi nghỉ sinh con, giáo viên không được nhận lương, nhưng sẽ được hưởng mức trợ cấp thai sản một lần. Mức trợ cấp này sẽ bằng hai lần mức hưởng lương cơ sở hàng tháng của lao động nữ (theo quy định của Chính phủ thì hiện mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng). Mức trợ cấp này theo chế độ nghỉ của giáo viên sẽ được tính riêng cho từng con, nếu sinh 2 con sẽ tính gấp đôi, 3 con sẽ tính gấp ba…

Trong thời gian nghỉ thai sản, giáo viên được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi giáo viên đó nghỉ thai sản. Trong trường hợp đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng trong thời gian nghỉ khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý được tính bằng bình quân tiền lương của tháng đóng BHXH (theo điểm a khoản 1 Điều 39 Luật BHXH 2014).

Trong vòng 30 ngày đầu quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi, giáo viên còn được nghỉ dưỡng sức. Theo Điều 41 Luật BHXH 2014, thời gian nghỉ từ 5 - 10 ngày, mức tiền trợ cấp dưỡng sức mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ nhận thêm phụ cấp đứng lớp trong thời gian mang thai, mức tính phụ cấp đứng lớp này sẽ được tính dựa trên mức lương được nhận. 

PV

Đề xuất 07 loại giấy tờ cho phép F0 được hưởng BHXH

Lê Minh Hoàng