/ Tư vấn
/ Cách tính tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động mới

Cách tính tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động mới

05/01/2021 18:02 |

(LSO) – Theo Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu tăng dần theo mỗi năm là 3 tháng cho đến khi đạt 62 tuổi với nam; tăng 4 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi với nữ.

Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định người laođộng bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của phápluật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trongđiều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam vàđủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 thángđối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, côngviệc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độchại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăncó thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thờiđiểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trườnghợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quyđịnh tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Với quy định này, đến năm 2021, tuổi nghỉ hưu của nam sẽ là 60 tuổi 3 tháng, năm 2022 là 60 tuổi 6 tháng,... đến năm 2028 thì đủ 62 tuổi. Tương tự với lao động nữ, năm 2021 tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi 4 tháng, sang năm 2022 là 55 tuổi 8 tháng, năm 2023 là 56 tuổi, đến năm 2035 thì nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi.

Nhìn chung, xét về góc độ xã hội, xu thế toàn cầu và vấn đề bình đẳng giới, già hóa dân số… thì việc điều chỉnh này này là cần thiết. Tham khảo tuổi nghỉ hưu trung bình ở các nền kinh tế tiên tiến hiện tại là 65 với nam, 63 đối với nữ (theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới - WEF). Nhiều nước như Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản… đang xem xét tăng tuổi nghỉ hưu lên 67, 68. Trong khi đó, tuổi thọ của người Việt Nam trong 30 năm qua đã có sự cải thiện đáng kể. Theo kết quả điều tra mới nhất của WEF, tuổi thọ trung bình của Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á, thứ 56 trên 138 nước, vùng lãnh thổ khảo sát.

Theo Luật sư Vũ Tiến Vinh, với mức tăng này từ năm 2028 trở đi, tuổi nghỉ hưu của nam không tăng thêm nữa và duy trì ở mức 62 tuổi, từ năm 2035 tuổi nghỉ hưu của nữ duy trì ở mức 60 tuổi. Pháp luật về lao động đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng tuổi nghỉ hưu là 60 đối với nam và 55 đối với nữ đã được áp dụng ổn định từ năm 1961 (theo Nghị định 218-CP ngày 27/12/1961) cho đến nay. Cách tính tăng tuổi nghỉ hưu theo từng năm có thể gây bỡ ngỡ cho người lao động. Tuy nhiên, những ai gần đến tuổi nghỉ hưu khi tìm hiểu quy định này thì cũng sẽ thấy không quá phức tạp. "Nói cách khác, lao động nam sinh từ năm 1966 trở về sau và lao động nữ sinh từ năm 1975 trở về sau chỉ cần cộng thêm 62 đối với nam và 60 đối với nữ sẽ ra năm nghỉ hưu", ông Vinh nêu.

Luật sư cho rằng việc luật quy định một lộ trình dài như vậy là đã cân nhắc tới yếu tố sức khỏe của người lao động, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cũng như xu hướng chung của các nước. Điều này giúp người lao động dần thích nghi với quy định mới về độ tuổi nghỉ hưu. "Đây là một quy định mới nhưng dễ hiểu và dễ vận dụng nên có lẽ không cần hướng dẫn cụ thể gì thêm".

Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

THANH LOAN

/ban-ve-tinh-tiet-pham-toi-co-tinh-chat-con-do.html