/ Bút ký Luật sư
/ Căn cứ thuyết phục cho bị cáo được hưởng án treo trong vụ AVG

Căn cứ thuyết phục cho bị cáo được hưởng án treo trong vụ AVG

01/01/0001 00:00 |

Chiều 27/4, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án MobiFone mua cổ phần AVG đã tuyên án, trong đó bị cáo duy nhất là Nguyễn Đăng Nguyên được giảm từ 02 năm tù giam của án sơ thẩm xuống 12 tháng tù treo. Bào chữa cho bị cáo Nguyên là Luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ) có những phân tích được phiên tòa chú ý.

Nhiềucựu sếp MobiFone được giảm án…

Chiều 27/4, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội xétxử phúc thẩm vụ MobiFone mua AVG đã bác kháng cáo, tuyên cựu Bộ trưởng Bộ Thôngtin – Truyền thông (Bộ TT-TT) Nguyễn Bắc Son y án tù chung thân về tội nhận hốilộ và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

HĐXX nhận định mức án dành cho bị cáo Son làkhông nặng; tòa sơ thẩm đã tuyên án đúng người đúng tội; tại phiên phúc thẩmkhông có thêm tình tiết giảm nhẹ mới. Tòa phúc thẩm ghi nhận việc bị cáo Son đãtác động đến ông Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch AVG, khắc phục hết thiệt hại của vụán.

Tuy nhiên, HĐXX thấy đây không phải là tìnhtiết để áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ vì trong quá trình điều tra, bị cáo Sonkhông khai báo đầy đủ. Tòa sơ thẩm khi ra bản án đã xem xét đầy đủ các tìnhtiết giảm nhẹ với cựu bộ trưởng như: khắc phục toàn bộ số tiền nhận hối lộ(66,5 tỉ đồng), nhân thân tốt, nhiều thành tích trong công tác và chiến đấu, làthương binh...

Bị cáo Son là người có chức vụ quyền hạn cao nhất, có vai trò quyết định trong thực hiện thương vụ MobiFone mua AVG bất chấp quy định của pháp luật. Hành vi của bị cáo Son và đồng phạm gây thiệt hại gần 6.600 tỉ đồng cho nhà nước. Sau khi MobiFone chuyển tiền cho AVG, bị cáo Son đã nhận hối lộ 3 triệu USD từ cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ...

Bị cáo Nguyễn Bắc Son tại phiên tòa chiều 27-4 - Ảnh: THÂN HOÀNG (TTO)

HĐXX cho rằng cựu Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà chịusự chi phối, chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Bắc Son nên yêu cầu các lãnh đạo kháccủa MobiFone thực hiện dự án mua AVG. Do vậy, việc TAND TP. Hà Nội tuyên hìnhphạt của bị cáo này cao hơn cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn (án 14 nămtù), cựu Tổng giám đốc Cao Duy Hải (án 14 năm tù) là chưa xem xét hết hoàn cảnhphạm tội.

HĐXX tuyên giảm cho bị cáo Trà từ 7 năm xuống4 năm tù ở tội vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêmtrọng. Với tội nhận hối lộ, HĐXX thấy không có căn cứ giảm hình phạt 16 năm tù.Cựu Chủ tịch MobiFone phải thi hành hình phạt chung 20 năm tù.

Đối với hai cựu Phó tổng giám đốc MobiFonePhan Thị Hoa Mai và Hồ Tuấn, HĐXX đánh giá, các bị cáo này giúp sức tích cựccho bị cáo Trà nhưng không có hành vi vụ lợi mà tích cực trong việc khắc phụchậu quả, nhiều thành tích xuất sắc trong công tác. Hai bị cáo được đại diệnMobiFone xin cho hưởng khoan hồng nên HĐXX có căn cứ áp dụng thêm, triệt đểtình tiết giảm nhẹ. Bị cáo Mai và bị cáo Tuấn đều được giảm từ 2 năm 6 thángxuống 1 năm tù.

Các cựu phó tổng giám đốc MobiFone Phạm ThịPhương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Bảo Long, được HĐXX tòa phúc thẩm nhận địnhbản án sơ thẩm cho rằng mức phạt mỗi người 2 năm 6 tháng tù là “chưa có sự phânhóa”. Do vậy, tòa cấp phúc thẩm cho các bị cáo hưởng mức án thấp hơn và đềutuyên phạt 1 năm tù.

Đối với bị cáo Hoàng Duy Quang, cựu Giám đốcchi nhánh phía bắc của Công ty thẩm định AMAX, cũng được giảm từ 3 năm tù xuống1 năm 2 tháng tù.

Căncứ để cựu Phó TGĐ MobiFone Lê Đăng Nguyên được hưởng án treo

HĐXX đánh giá người có vai trò thấp nhất trongvụ án là cựu Phó TGĐ MobiFone Nguyễn Đăng Nguyên. Cụ thể, bị cáo Nguyên biếttình hình tài chính yếu kém của AVG, kinh doanh thua lỗ kéo dài, giá muacao hơn giá trị thật nên nhiều lần phản đối, cảnh báo và đề nghị không thanhtoán 5% làm cơ sở hủy hợp đồng sau này, làm giảm thiệt hại của vụ án.

Bị cáo Nguyên được tuyên giảm án từ 2 năm tùxuống còn 1 năm tù, nhưng cho hưởng án treo, cải tạo tại địa phương.

Trước đó tại bảnán số 424/2019/HS-ST ngày 28/12/2019 TAND TP. Hà Nội tuyên bị cáo Nguyên 2 nămtù. Bị cáo Nguyên có đơn kháng cáo và trình bày tại phiêntòa phúc thẩm, đề nghị HĐXX xem xét để miễn hình phạt hoặc cho hưởng án treo.

Tại toà, Luật sư Nguyễn Trường Thành tập trung vào hai nội dung bị cáo Nguyên đề nghị, dựa vào các quy định của pháp luật để bày tỏ quan điểm.

Luật sư Nguyễn Trường Thành.

Luật sư Thành căncứ Điều 59 Bộ luật hình sự, bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên đủ các điều kiện quy địnhtại khoản 1, khoản 2 Điều 54. Cụ thể là: Thứ nhất là bị cáo có 03 tình tiết giảmnhẹ theo quy định khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự mà bản án sơ thẩm TAND TP. HàNội đã ghi nhận đó là: Điểm b, tự nguyện bồi thường, sửa chữa, khắc phục hậu quảvụ án triệt để; Điểm s, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Điểm v, tại phiên tòaphúc thẩm, bị cáo và luật sư đã bổ sung thêm 03 tình tiết giảm nhẹ mới mà cấpsơ thẩm chưa áp dụng. Cụ thể là:

Điểm a, người phạmtội (bị cáo Nguyên) là người duy nhất trong vụ án đã ngăn chặn làm giảm bớt thiệthại, cụ thể là không đồng ý thanh toán 5% cho AVG để thanh lý Hợp đồng giữ lạicho Tổng Công ty hơn 440 tỷ đồng; Điểm k, phạm tội trongtrường hợp bị cưỡng bức, theo đó bị cáo đã từ chối ký quyển dựán (02 lần), nhưng Tổng Giám đốc Cao Duy Hải bắt buộc phải ký; Điểm t, tích cựcgiúp Cơ quan CSĐT Bộ Công an điều tra vụ án được Cơ quan CSĐT ghi nhận tạitrang 54 Kết luận điều tra số 73/C03-P14 ngày 31/08/2019.

Như vậy, bị cáoNguyễn Đăng Nguyên có 06 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộluật hình sự. Trong đó có 03 tình tiết án sơ thẩm đã xem xét, 03 tình tiết đềnghị HĐXX phúc thẩm xem xét thêm trong phiên tòa phúc thẩm này.

Trình bày tại toà,Luật sư Thành nêu rõ: “Bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên có nhiều tình tiết giảm nhẹtheo quy định tại khoản 2 Điều 51 án sơ thẩm đã áp dụng cho bị cáo nhưng chưa đầyđủ. Nay Luật sư đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹtheo khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự cho bị cáo. Cụ thể: Một là gia đình bị cáocó công cách mạng, bác ruột là liệt sỹ chống Pháp. Hai là bị hại làTổng Công ty Viễn thông MobiFone có đơn khángcáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm không áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo, tuynhiên sau đó Tổng Công ty rút đơn kháng cáo thay bằng văn bản đề nghị khácnhưng nội dung không thay đổi. Nên đề nghị HĐXX xem đây là tình tiết giảm nhẹtheo khoản 2 Điều 51”.

Luật sư Thành cũngđưa ra căn cứ, trong Văn bản số 2881/CV-UBKTTW gửi Đảng ủy khối Doanh nghiệpTrung ương đã xác định rất rõ “HĐTV và BTGĐ không tiếpthu ý kiến của đồng chí Phó TGĐ khi còn băn khoăn về dự án.Báocáo không trung thực với Bộ TT-TT khi TCT MobiFone không lập phươngán đầu tư mới”. Kết luận của UBKTTW đã xác định bị cáo Nguyên đã có nhiều ý kiếnkhông đồng thuận với dự án. Do vậy đề nghị HĐXX xem đây là tình tiết giảm nhẹtheo quy định khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, khi xemxét xử lý kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, bị cáo Nguyên bị xử lý ở mức khiển trách là mức thấp nhất so với các bị cáokhác. Điều này khẳng định rằng vai trò của bị cáo trong vụ án bị hạn chế, nóphù hợp với kết luận của bản án sơ thẩm TAND TP. Hà Nội tại trang 130 bản án sơthẩm. Theo đó TAND TP. Hà Nội xác định “Nguyễn Đăng Nguyên có vai trò thấp nhấttrong các bị cáo thuộc MobiFone”, nên đề nghịHĐXX xem xét tình tiết này cũng là tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51 Bộluật hình sự.

Đáng nói, sau khixét xử sơ thẩm các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, công dânkhác có văn bản đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáoNguyễn Đăng Nguyên. Bao gồm: Hội Tin học Việt Nam, Hội Vôtuyến Điệntử Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam. Hơn1.500 côngdân khác có nguyện vọng đã được Luật sư lập vi bằng gửi đến HĐXX cấp phúc thẩm,họ đề nghị khoan hồng, miễn giảm hình phạt cho bị cáo NguyễnĐăng Nguyên. Nên Luật sư đề nghị HĐXX xem đây là tình tiết giảm nhẹ mới theoquy định khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Luật sư Thành bàytỏ, bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên đủ điều kiện để miễn hình phạt, nên theo đó đủ điềukiện để hưởng án treo khi không áp dụng tình tiết “Khoan hồng đặc biệt” đối vớibị cáo theo quy định tại Điều 59 Bộ luật hình sự”.

Phần cuối bài bàochữa, Luật sư Thành tha thiết: “Kết quả thẩm vấn công khai tại Tòa sơ thẩm vàTòa phúc thẩm có thể xác định được rằng: Nguyễn Đăng Nguyên khi tham gia dự ánkhông phải là người đồng thuận với tất cả các bị cáo khác trong vụ án đã đượcthể hiện bằng văn bản, biên bản họp, không những thếbị cáo là người khơi lên bấc đèn giữa đêm đen khi từ chối thanh toán 5% đểthanh lý Hợp đồng và tiền đề pháp lý để hủy Hợp đồng khắc phục 100% hậu quả vụán. Ngaysau khi được giao nhiệm vụ Phụ trách Chức vụ Tổng Giám đốc ngày 22/8/2018,dưới sự điều hành của bị cáo Tổng Công ty viễn thông MobiFoneđã ổn định về mặt tổ chức, lấy lại niềm tincho tập thể người lao động về sự phát triển trở lại của MobiFone. Kết quả sảnxuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 đã thu về lợi nhuận trên 2.600tỉ đồng, tăng 8,6%so với cùng kỳ năm trước. Bị cáo đã làm sáng lên bấc đèn sau đêm đen, xứng đángđược hưởng sự khoan hồng đặc biệt để áp dụng Điều 59 Bộ luật hình sự (Miễn hìnhphạt cho bị cáo)”.

SÁU NGHỆ

/viec-dieu-chuyen-cong-tac-pho-truong-cong-an-tp-thai-binh-cao-giang-nam-co-phai-truong-hop-dac-biet.html