/ Tin tức
/ Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị chuyên đề và tổng kết năm 2024

Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị chuyên đề và tổng kết năm 2024

28/11/2024 16:04 |

(LSVN) - Ngày 28/11, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp (CLB) tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị chuyên đề và tổng kết năm 2024.

Luật sư Tạ Ngọc Toàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ nhiệm CLB phát biểu tại hội nghị.

 Luật sư Tạ Ngọc Toàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ nhiệm CLB phát biểu tại hội nghị.

Dự hội nghị có bà: Phạm Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Mai Thị Hồng Nguyên, Chủ tịch Hội nữ doanh nhân tỉnh Vĩnh Phúc, Luật sư Tạ Ngọc Toàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ nhiệm CLB. Và các thành viên CLB, đại diện một số doanh nghiệp, luật sư, cán bộ làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu là báo cáo viên tại hội nghị có, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội. Bà Hà Thị Lan, chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

Câu Lạc bộ pháp chế doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 10/4/2024. Ngày 16/4/2024 CLB đã tổ chức đại hội lần thứ nhất để công bố quyết định thành lập CLB, thông qua Điều lệ, bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Ban giám sát.

CLB là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện thành lập của các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân Luật sư, Luật gia, doanh nhân, người làm công tác quản lý trong mọi lĩnh vực và có liên quan trực tiếp đến pháp chế doanh nghiệp và các cá nhân khác có nguyên vọng đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp.

Mục đích hoạt động của CLB tập hợp, đoàn kết hội viên, hỗ trợ về pháp lý cho hoạt động của các hội viên thông qua việc giới thiệu kịp thời, thường xuyên, các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, xã hội; thu thập ý kiến của các hội viên để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hoàn thành pháp luật; tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh, công tác pháp chế; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp lý; cung cấp ý kiến pháp lý theo yêu cầu của hội viên và thực hiện các công việc khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.

CLB hiện có 61 hội viên, thành viên là các luật sư, luật gia, cán bộ HHDN tỉnh, cán bộ làm công tác pháp chế tại các doanh nghiệp.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Năm 2024, CLB đã phối hợp với Trumg tâm Đào tạo tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức được 2 cuộc hội thảo về chuyên đề TTPBPL “Xử lý kỷ luật lao động và rủi ro pháp lý khi thực hiện xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp” và CĐS “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác thực hiện luật lao động”. 

Trong quá trình hoạt động, Ban chủ nhiệm CLB luôn chủ động cập nhật các chính sách, văn bản pháp luật mới, thường xuyên kết nối, trao đổi công việc và đưa ra các mục tiêu hoạt động cụ thể, trú trọng công tác bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

Trong năm không phát sinh yêu cầu bảo vệ quyền lợi của thành viên, hội viên. Tất cả các vướng mắc về páp lý đều được thành viên BCN, luật sư, chuyên gia pháp lý giải đáp, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời.

Theo yêu cầu của Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2024 đại diện Ban chủ nhiệm CLB đã tham gia góp ý toàn diện vào dự thảo luật tư pháp người chưa thành niên, luật công đoàn, luật công chứng, luật đấu giá tài sản, luật phòng chống mua bán người, luật quy hoạch, luật đầu tư, luật đầu tư công…cử luật sư tham gia giải đáp pháp luật được 15 cuộc trên đài PTTH tỉnh Vĩnh Phúc; cử thành viên Ban chủ nhiệm tham gia làm báo cáo viên tuyên truyền pháp luật về lao động trên địa bàn tỉnh.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội và Bà Hà Thị Lan, chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc trao đổi tại hội nghị.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội và Bà Hà Thị Lan, chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc trao đổi tại hội nghị.

Tại hội ngị, các đại biểu được PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội, trao đổi các nội dung xoay qoanh tác động của Luật Đất đai năm 2024 đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp, cùng một số vấn đề lưu ý. Đặc biệt là 10 điểm mới, những nội dung quan trọng của Luật Đất đai năm 2024 như: định giá đất theo nguyên tắc thị trường; mở rộng đối tượng sử dụng đất; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, cho phép tích tụ, tập trung đất đai; cụ thể hóa khâu quy hoạch và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền về quản lý nhà nước đối với đất đai; quy định rõ các trường hợp thu hồi đất gắn với đảm bảo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định rõ các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất hoặc lựa trọn nhà đầu tư; linh hoạt hơn nghĩa vụ trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hay thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, và bổ sung các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất; quy định chi tiết thông tin, dữ liệu đất đai; bổ sung các điệu kiện kinh doanh và chế tài để tăng hiệu lực thực thi của Luật Đất đai năm 2024.

Hội nghị cũng được bà Hà Thị Lan, chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Trao đổi các nội dung, tuyên truyền phổ biến pháp luật về các quy định thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như: hồ sơ môi trường cần thực hiện; công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động; một số quy định về bảo vệ môi trường dự kiến điều chỉnh.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Hội nghị đã góp phần nâng cao kiến thức, nhận thức pháp lý, ý thức tuân thủ pháp luật về Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, luật sư, cán bộ làm công tác pháp chế để vận dụng vào thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

THƯƠNG NGUYỄN