Ảnh minh hoạ.
Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt khi quá thời hạn và cứ mỗi ngày chậm nộp sẽ bị tính thêm 0,05%/ngày trên tổng số tiền chưa nộp. Số ngày chậm nộp bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp phạt đến trước ngày nộp vào ngân sách Nhà nước.
Về hình thức thu, nộp tiền phạt, Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định, trường hợp nộp bằng tiền mặt trực tiếp, thì ngày xác định nộp là ngày Kho bạc Nhà nước, hoặc ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, hoặc người có thẩm quyền thu tiền phạt theo quy định.
Trường hợp nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản, ngày xác định nộp là ngày người nộp phạt nhận được thông báo giao dịch tiếp nhận khoản tiền nộp phạt thành công.
Về quy trình, thủ tục thu, nộp: Việc thu tiền phạt phải căn cứ vào quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định. Khi nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, hoặc ngân hàng thương mại… cá nhân, tổ chức phải xuất trình quyết định xử phạt, nộp đúng số tiền và thời hạn trong quyết định xử phạt.
Trường hợp chuyển khoản thì thông tin phải bao gồm nội dung nộp phạt, số quyết định và ngày quyết định xử phạt, tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Người thu tiền phạt trực tiếp phải lập bảng kê theo mẫu và nộp toàn bộ vào Kho bạc Nhà nước theo quy định. Người bị xử phạt phải xuất trình hoặc gửi chứng từ thu, nộp để nhận lại các giấy tờ tạm giữ.
Bên cạnh đó, Thông tư 18/2023/TT-BTC cũng quy định không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính khi vẫn đang trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt; trong thời gian xem xét, quyết định miễn, giảm phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần. Trường hợp nộp phạt bằng chuyển khoản thì phải căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp để tính và nộp.
PV
Ngày 30/4 toàn quốc xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, 18 người thương vong