/ Đời sống - Xã hội
/ ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị Chánh án TAND Tối cao làm rõ việc chỉ đạo án

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị Chánh án TAND Tối cao làm rõ việc chỉ đạo án

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng ngày 10/11, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bìnhtrả lời chất vấn về việc đảm bảo tính độc lập trong xét xử của thẩm phán, hội thẩm.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn. Ảnh: VGP.

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, trong những năm gần đây, ngành tòa án đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận, nhưng để xây dựng một nền tư pháp văn minh, hiện đại, phòng chống tiêu cực có hiệu quả - Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đặt câu hỏi đối với Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình rằng, trong hoạt động xét xử, đặc biệt là các vụ án hành chính, còn có hiện tượng thẩm phán xin ý kiến lãnh đạo của Tòa án hay không?. Lãnh đạo Tòa án có chỉ đạo hành chính không phù hợp đến các quan hệ tố tụng không và nếu có thì phải xử lý như thế nào?. Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cũng đặt ra câu hỏi về các giải pháp của tòa án đưa ra để hạn chế và loại bỏ hiện tượng tiêu cực đó nhằm thực hiện nghiêm Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm. Đây được coi là một trong những điểm cốt lõi của cải cách tư pháp cần hướng tới và đạt được.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh về việc đảm bảo tính độc lập trong xét xử của thẩm phán, hội thẩm, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định sự tôn trọng xét xử của tòa án cấp dưới, còn việc lúng túng trong áp dụng pháp luật thì tòa án cấp trên hướng dẫn về áp dụng khi có cách hiểu khác nhau về một nội dung luật, hướng dẫn này mang tính tham khảo.

Theo đó, trong những vụ án hành chính và cả các loại án khác, Chánh án TAND Tối cao khẳng định tòa án cấp trên không có chỉ đạo về việc xét xử đối với tòa án cấp dưới. Tòa án cấp trên tôn trọng sự xét xử độc lập của tòa án cấp dưới. Việc các tòa án ở địa phương còn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật và xin ý kiến của tòa án cấp trên thì tòa án cấp trên chỉ hướng dẫn áp dụng về mặt pháp luật khi có các cách hiểu khác nhau về một nội dung luật. Và trong phần hướng dẫn của tòa án cấp trên đối với tòa án cấp dưới luôn khẳng định những hướng dẫn này chỉ mang tính chất tham khảo trong phần quyết định của các bản án. Chánh án cũng khẳng định tòa án cấp trên không thể chỉ đạo án bằng văn bản mà nếu chỉ đạo thì phải cùng nhau nghiên cứu hồ sơ gốc và đó là thỉnh thị về mặt nghiệp vụ, hướng dẫn những vấn đề còn có cách hiểu khác nhau về một nội dung pháp luật.

MỸ LINH

/nguon-luc-phat-trien-dong-bang-song-cuu-long.html