Hiện nay, việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/1013/QĐ-TTg.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 22/2013/QĐ-TTg về đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Mẹ bạn đang là người hưởng chế độ nhân thân liệt sĩ của bố bạn, nhưng mẹ bạn mới mất hiện tại, gia đình bạn không có người thuộc vào đối tượng được hỗ trợ. Việc gia đình bạn đang thờ cúng liệt sỹ thì sẽ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ mỗi năm một lần theo quy định.
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ như sau: “1. Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng”.
Tại Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2005 quy định:
"1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ."
Căn cứ quy định trên, bạn là con đẻ của liệt sĩ thuộc điểm c, Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2005 thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thân nhân người có công.
Luật sư HÀ THỊ KHUYÊN
Đoàn Luật sư TP. Hà Nội