Cả nước ghi nhận thêm 15.311 ca nhiễm mới.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.453), Tây Ninh (895), Hà Nội (822), Sóc Trăng (789), Đồng Tháp (730), Cà Mau (720), Cần Thơ (670), Bình Phước (631), Bà Rịa - Vũng Tàu (576), Vĩnh Long (568), Tiền Giang (568), Bến Tre (517), Đồng Nai (501), Khánh Hòa (494), Bình Dương (489), Bạc Liêu (427), Bình Định (345), Đắk Lắk (317), Kiên Giang (314), An Giang (300), Trà Vinh (295), Hậu Giang (275), Bình Thuận (249), Lâm Đồng (210), Gia Lai (187), Đà Nẵng (180), Bắc Ninh (154), Thừa Thiên - Huế (150), Thanh Hóa (142), Nghệ An (139), Quảng Nam (118), Quảng Bình (114), Phú Yên (106), Ninh Thuận (89), Long An (79), Hà Giang (66), Thái Bình (64),
Hải Phòng (58), Đắk Nông (54), Lạng Sơn (49), Vĩnh Phúc (49), Nam Định (49), Hưng Yên (44), Ninh Bình (32), Hà Tĩnh (28), Quảng Ninh (28), Thái Nguyên (28), Hòa Bình (21), Quảng Ngãi (21), Bắc Giang (20), Kon Tum (15), Yên Bái (14), Phú Thọ (14), Tuyên Quang (9), Điện Biên (6), Lào Cai (5), Hà Nam (4), Bắc Kạn (3), Sơn La (3), Quảng Trị (2), Cao Bằng (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (giảm 223 ca), Hải Phòng (giảm 207 ca), Trà Vinh (giảm 148 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (tăng 426 ca), Tiền Giang (tăng 261 ca), Cà Mau (tăng 209 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.322 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.367.433 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.362.111 ca, trong đó có 1.048.162 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (483.376), Bình Dương (286.078), Đồng Nai (91.056), Long An (39.039), Tây Ninh (35.980).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 218 ca
Điều trị: Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 14.586 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.050.979 ca.
Tử vong: Từ 17h30 ngày 08/12 đến 17h30 ngày 09/12 ghi nhận 256 ca tử vong tại:
- Tại TP. Hồ Chí Minh (76) trong đó có 12 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (1), Đồng Nai (1), Lâm Đồng (1), Long An (2), Phú Yên (2), Tây Ninh (3), Tiền Giang (1), Thanh Hóa (1).
- Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (37 ca tử vong trong 2 ngày 08 và 09/12), Tây Ninh (16), Bình Dương (16), Đồng Nai (13), Tiền Giang (11), Kiên Giang (11), Đồng Tháp (17 ca tử vong trong 2 ngày 08 và 09/12), Cần Thơ (10), Vĩnh Long (8), Long An (6), Bình Thuận (5), Bến Tre (5), Sóc Trăng (5), Đắk Lắk (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Hậu Giang (3), Bạc Liêu (2), Hà Nội (1), Bắc Ninh (1), Bình Định (1), Ninh Thuận (1), Hải Phòng (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Cà Mau (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 218 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.186 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Xét nghiệm: Trong 24 giờ qua đã thực hiện 162.688 xét nghiệm cho 264.323 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.447.909 mẫu cho 70.692.311 lượt người.
Tiêm chủng: Trong ngày 08/12 có 662.110 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 129.965.296 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.039.917 liều, tiêm mũi 2 là 55.925.379 liều.
Chống mọi biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong tổ chức tiêm vaccine Covid-19 Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kết luận cuộc họp về vaccine, thuốc điều trị Covid-19 tại Thông báo số 327/TB-VPCP. Theo đó, trước diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh trong nước và trên thế giới, Thủ tướng cho biết, cần có đánh giá kỹ lưỡng toàn diện, triển khai căn bản, khoa học, kịp thời, hiệu quả hơn nữa việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19. Cụ thể, Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách đã chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, tích cực về vấn đề này, việc tổ chức thực hiện cần đồng bộ, thông suốt, tổng thể, liên thông, hiệu quả hơn nữa. Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến ngày 15/12/2021, chậm nhất cuối tháng 12/2021 cơ bản phải tiêm xong 2 mũi cho số người từ 18 tuổi trở lên, nhất là những người 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát lại quy trình vận chuyển, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine, đánh giá chính xác, khách quan, khoa học các sự cố xảy ra để truyền thông kịp thời, đúng bản chất; kiến nghị rút kinh nghiệm và xử lý nếu có sai phạm. Thủ tướng cũng yêu cầu bám sát, tiếp thu các ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để kịp thời đề xuất, tháo gỡ về thể chế, các khó khăn, vướng mắc liên quan tới nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất, cấp phép vaccine, thuốc điều trị Covid-19… chủ động hơn nữa trong dự báo nhu cầu về số lượng, loại thuốc điều trị Covid-19 cho cả nước để có phương án mua, kể cả mua tập trung và phân bổ, sử dụng phù hợp với yêu cầu điều trị, bảo đảm công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, chống mọi biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; có cơ số dự phòng cho tình huống dịch diễn biến xấu đối với các loại thuốc thiết yếu; soạn thảo thư của Thủ tướng Chính phủ gửi Chương trình Tiếp cận toàn cầu vaccine Covid-19 (COVAX) để đề xuất việc sử dụng vaccine do COVAX tài trợ tiêm cho các đối tượng khác ngoài đối tượng đã cam kết. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản, kết luận về sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 trong nước, Bộ Y tế và các cơ quan tích cực triển khai, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, kể cả hỗ trợ tài chính phù hợp, hiệu quả theo quy định cho các đơn vị, doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất trong nước trên nguyên tắc bảo đảm khoa học, an toàn, hợp lý, hiệu quả; rút gọn nhất có thể về thủ tục hành chính nhưng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về chuyên môn. Bộ Y tế, các doanh nghiệp nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về quyết định chuyên môn của mình với tinh thần vô tư, trong sáng, tất cả vì sức khỏe, tính mạng người dân; bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, chống mọi biểu hiện hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm, cạnh tranh không lành mạnh, hết sức tránh cả hai khuynh hướng là “chủ quan, nóng vội và trì trệ, bảo thủ, cản trở sự phát triển”. Các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, nhất là về phân bổ, chủng loại vaccine, tiến độ tiêm chủng, phản ứng phụ sau tiêm,… để nhân dân yên tâm, tiếp tục tiêm, không phân biệt đối xử với các loại vaccine đã được cấp phép. |
MINH TRẦN
Chống mọi biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong tổ chức tiêm vaccine Covid-19