Tính từ 06h ngày 30/3 đến 18h ngày 30/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, tổng số ca mắc vẫn là 2.594 ca.
Trong đó, Hải Dương có (726 ca), Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (05 ca), Bắc Giang (02 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (02 ca), Hà Giang (01 ca), Điện Biên (03 ca), Bình Dương (06 ca), Hải Phòng (04 ca ), Hưng Yên (03 ca).
10 tỉnh, thành phố Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh đã qua 45 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng;
Ngoài ra, Hà Nội đã 42 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Hải Phòng cũng đã 35 ngày không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, 51 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh gồm: BN2529-BN2296-BN2422-BN1829-BN2481-BN2551-BN2540-BN2434-BN2455-BN2292-BN2248-BN2430-BN2379-BN1686-BN2409-BN2160-BN2184-BN2222-BN2471-BN2405-BN1755-BN2377-BN2090-BN2193-BN1932-BN2370-BN2447-BN2237-BN1906-BN2152-BN2082-BN2163-BN2361-BN2056-BN2181-BN2499-BN2393-BN2179-BN1949-BN2381-BN2488-BN1536-BN2482-BN2489-BN2256-BN2102-BN2487-BN2253-BN1612-BN1859-BN1997
Như vậy, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi cho 2.359 trong tổng số 2.594 bệnh nhân Covid-19.
Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước có 68 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 01-03 lần gồm: 18 ca âm tính lần 1; số ca âm tính lần 2 là 15 ca và số ca âm tính lần 3 là 35 ca.
Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu thực hiện tiêm vaccine Covid-19 an toàn, xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm Thực hiện Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19, ngày 05/3/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1467/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 và Quyết định số 1464/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine Covid-19 để huy động tối đa các nguồn lực triển khai tiêm vaccine. Đợt tiêm chủng đầu tiên cho các cán bộ, nhân viên thuộc lực lượng phòng chống dịch tuyến đầu đã được triển khai cho hơn 46.000 người. Trong thời gian tới, vaccine Covid-19 sẽ được triển khai tiêm trên quy mô rộng hơn, cho nhiều đối tượng tiêm hơn, việc đảm bảo an toàn cho người được tiêm là vô cùng cần thiết. Để tăng cường công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả và đạt tỉ lệ cao, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị Sở Y tế tỉnh, thành phố rà soát, cập nhật danh sách các đối tượng để triển khai tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ; Huy động tối đa các cơ sở y tế trên địa bàn, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức tiêm vaccine Covid-19; Tham mưu chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về việc tiêm vaccine phòng Covid-19: các nhóm đối tượng ưu tiên, thông tin về loại vắc xin, lợi ích của tiêm chủng và hướng dẫn theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng; Đề xuất các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng ngoài y tế trên địa bàn tham gia phối hợp, vận động đối tượng thuộc diện tiêm chủng đến các điểm tiêm chủng để tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế. Sử dụng hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân để thực hiện đăng ký, quản lý đối tượng, theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng, báo cáo kết quả tiêm chủng và cấp giấy chứng nhận tiêm chủng. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu bố trí thường trực cấp cứu xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng tại đơn vị và tổ chức các đội hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn. Tiếp nhận, xử trí, cấp cứu kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng khi có yêu cầu. Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương, đơn vị, bộ, ngành về việc tổ chức, thực hiện tiêm chủng an toàn và hiệu quả. Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, phân tích tình hình dịch bệnh Covid-19, giám sát chặt chẽ, tổng hợp kết quả tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại các địa phương và đề xuất các biện pháp nâng cao tỉ lệ tiêm chủng, đảm bảo tiêm chủng an toàn, hiệu quả. Phối hợp với cơ quan truyền thông để triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động về tiêm vaccine Covid-19. Cũng trong Chỉ thị này, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế theo chức năng nhiệm vụ chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 giai đoạn 2021-2022, đảm bảo chất lượng vắc xin, thực hiện tiêm chủng an toàn, xử trí kịp thời và hiệu quả các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng; Cung cấp thông tin về các hoạt động tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho các cơ quan thông tấn, báo chí; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện truyền thông, vận động để người dân tham gia tiêm chủng. Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành tổ chức triển khai thực hiện ngay các hoạt động của Chỉ thị và báo cáo về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. |
TRẦN MINH