/ Thư viện pháp luật
/ Chính sách chuyển sang làm việc không hưởng lương thường xuyên từ NSNN khi thực hiện tinh giản biên chế

Chính sách chuyển sang làm việc không hưởng lương thường xuyên từ NSNN khi thực hiện tinh giản biên chế

14/06/2023 09:45 |

(LSVN) - Nghị định 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 do Chính phủ ban hành quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2023. Trong đó, tại Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định cụ thể về chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước (NSNN).

Ảnh minh họa.

Theo đó, đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
 
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
 
- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
 
Khoàn 2 Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP cũng nêu rõ, không áp dụng chính sách quy định trên đối với các trường hợp sau:
 
- Những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc;
 
- Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021;
 
- Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên.

MAI HUỆ

Đề xuất kéo dài thời gian cấp thị thực điện tử cho khách quốc tế đến Việt Nam

Bùi Thị Thanh Loan