Luật sư cộng tác với báo chí nhằm tìm ra sự thật để bảo vệ các giá trị pháp luật

(LSVN) - Trong thời đại kinh tế, xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, quyền lợi của công dân là một vấn đề được coi trọng và chăm lo. Đồng thời, số lượng các vụ án kinh tế, hình sự cũng tăng lên, đòi hỏi sự công bằng xã hội phải được đảm bảo trong mọi trường hợp. Do đó, Luật sư và báo chí có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố quản lý kinh tế – xã hội theo pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống.

Luật sư cần góp ý cho đồng nghiệp để hoàn thiện chính mình

(LSVN) - Mỗi một lần góp ý với Luật sư đồng nghiệp cũng chính là một lần để Luật sư tự nhắc nhở bản thân mình, đây là tinh thần nhân văn cao cả, thắm đượm tình cảm mà giới Luật sư Việt Nam mong muốn và truyền đạt đến đồng nghiệp thông qua Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

Luật sư nước ngoài đăng ký, hoạt động tại Việt Nam với Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

(LSVN) - Luật sư nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam có phải tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam hay không và thực trạng công tác này như thế nào? Bài viết dưới đây nhằm luận bàn làm rõ vấn đề này.

Nguyên tắc cơ bản khi Luật sư tiếp nhận vụ việc của khách hàng

(LSVN) - Về mặt pháp lý, quan hệ Luật sư – khách hàng là một loại quan hệ dân sự, được thiết lập trên cơ sở giao dịch và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, luật sư. Quan hệ Luật sư – khách hàng là quan hệ nền tảng, làm phát sinh các quan hệ khác trong đó Luật sư – bên cung cấp dịch vụ có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, luôn tận tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, luôn không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu để nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín bản thân cũng như nâng cao vị thế của nghề Luật sư trong xã hội. 

Một điều nhịn, chín điều lành

(LSVN) - Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn Quốc ban hành năm 2019 tại Quy tắc 12 quy định: “Khi thực hiện vụ việc, Luật sư phải có thái độ ứng xử phù hợp, tránh làm phát sinh tranh chấp với khách hàng. Nếu có bất đồng giữa Luật sư và khách hàng hoặc có khiếu nại của khách hàng, Luật sư cần có thái độ đúng mực, tôn trọng khách hàng, chủ động thương lượng, hòa giải với khách hàng”. Và ngay cả khi có tranh chấp, bất đồng thuộc trường hợp Luật sư được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, Quy tắc 14, Bộ Quy tắc cũng quy định người Luật sư giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.

Luật sư có được quyền cam kết bảo đảm kết quả vụ việc với khách hàng?

(LSVN) - Khi tiếp xúc khách hàng, đàm phán, thỏa thuận giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý thì vấn đề mà phần lớn khách hàng quan tâm và đặt câu hỏi với Luật sư là kết quả của vụ việc sẽ như thế nào? Khách hàng có thắng kiện hay không? Có được hưởng án treo hoặc giảm án hay không? Luật sư có thể cam kết bảo đảm được kết quả vụ việc như mong muốn của khách hàng hay không? Trong những trường hợp này, có Luật sư đã tỏ ra bị động, lúng túng, cá biệt có Luật sư thì đã đưa ra những khẳng định, hứa hẹn, cam kết về kết quả vụ việc với khách hàng như: Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu khởi kiện, sẽ đòi lại được tài sản cho khách hàng, hoặc bị cáo sẽ được giảm án,... Vậy, câu hỏi đặt ra là Luật sư có quyền hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc với khách hàng hay không?