/ Tích hợp văn bản mới
/ Cơ chế, chính sách đặc thù với Hà Nội: ĐBQH đề nghị không nên dùng từ 'đặc thù' trong dự thảo nghị quyết

Cơ chế, chính sách đặc thù với Hà Nội: ĐBQH đề nghị không nên dùng từ 'đặc thù' trong dự thảo nghị quyết

05/01/2021 18:05 |

(LSO) - Ngày 12/6, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường bày tỏ sự thống nhất cao với việc xây dựng và ban hành nghị quyết.

Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường bày tỏ sự thống nhất cao với việc xây dựng và ban hành nghị quyết; cho rằng nghị quyết được thông qua sẽ góp phần tăng nguồn lực, quyền chủ động trong việc quyết định, sử dụng ngân sách để thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển Thủ đô trong điều kiện mới.

Các đại biểu nhấn mạnh, nghị quyết được xây dựng và ban hành phải bảo đảm yêu cầu tuân thủ Hiến pháp, phù hợp chủ trương định hướng của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, gắn với tăng cường trách nhiệm của chính quyền Hà Nội; thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch, bảo đảm việc thực hiện kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp của Thành phố, giám sát của người dân, của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể.

Cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù thí điểm đối với Thủ đô phải đặt trong tổng thể xu thế phát triển chung của cả nước, kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng, trên tinh thần Hà Nội vì cả nước và cả nước vì Hà Nội phát triển ngày càng văn minh, hiện đại.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đề xuất, việc xây dựng cơ chế, chính sách là quan trọng, song không nên dùng từ “đặc thù” trong dự thảo nghị quyết. Chính sách cho địa phương nào thì nên ghi cụ thể cho địa phương đấy và việc bỏ cụm từ “đặc thù” thì cũng không gây ảnh hưởng gì đến nội dung nghị quyết.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề nghị cần có những quy định cụ thể hơn liên quan đến việc ban hành phí, lệ phí, bảo đảm hợp lý, có sự đồng thuận cao trong nhân dân. Đại biểu cũng đề nghị các cơ quan chức năng sớm xem xét sửa Luật Thủ đô để đáp ứng yêu cầu phát triển của Hà Nội trong tình hình mới.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, đề xuất cơ chế là quan trọng, song Hà Nội cũng cần quan tâm hơn nữa trong huy động và phát huy nguồn lực, tiềm lực; phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền và sự phấn đấu của người dân trong thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế-xã hội của Hà Nội. Đại biểu cũng bày tỏ sự băn khoăn về việc tăng thêm các khoản thu phí và lệ phí, đề nghị có những đánh giá đầy đủ về những tác động của của việc này.

Phát biểu kế thúc thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo nghị quyết tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu, hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

LSO

/gop-y-cac-quy-dinh-phap-luat-ve-phe-duyet-trien-khai-to-chuc-thuc-hien-cham-dut-du-an-thau.html