(LSO) – Sở Công thương Hà Nội vừa công bố danh mục các ngành hàng thiết yếu được hoạt động, những dịch vụ còn lại phải đóng cửa đến 15/4.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việcquyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Tại cuộc họp Banchỉ đạo phòng, chống Covid-19 của thành phố chiều 27/3, Chủ tịch UBND TP Hà NộiNguyễn Đức Chung đã nêu lên những danh mục ngành hàng được hoạt động trong thờigian thủ đô đóng cửa dịch vụ không thiết yếu, để phòng tránh lây lan dịch bệnh.
Theo đó, danh sách ngành hàng được mở cửa, gồm:
- Siêuthị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ);
- Trungtâm thương mại (gồm siêu thị tổng hợp như trên, vănphòng cho thuê, bệnh viện);
- Chợdân sinh (gồm các gian hàng lương thực, thực phẩm, rau hoaquả, đồ khô);
- Cửahàng tiện lợi, siêu thị mini (trừ dịch vụ ăn uống tạichỗ);
- Cáccửa hàng tạp hóa, kinh doanh hoa, quả, trái cây;
- Chuỗikinh doanh nông sản thực phẩm, thuốc chữa bệnh;
- Dịchvụ khám chữa bệnh;
- Dịchvụ ngân hàng;
- Cửahàng kinh doanh xăng dầu gas khí đốt.
Tất cả các ngành hàng kinh doanh còn lại, không cótrong danh mục trên đều phải tạm dừng đến 15/4 và không có ngoại lệ.
UBND Thành phố khuyến khích người dân sử dụng thươngmại điện tử, giao hàng tại nhà. Khi giao dịch mua bán cần đeo khẩu trang và giữkhoảng cách tối thiểu 2 m, vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Cùng với đó, qua phản ánh của người dân, Chủ tịchUBND TP Hà Nội cho biết, mấy ngày qua tình trạng một số quán nước vỉa hè, tràchanh, siêu thị điện máy vẫn còn hoạt động. Lãnh đạo thành phố giao các đơn vịchức năng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để các loại hình kinh doanh không thiếtyếu thực hiện nghiêm túc việc dừng hoạt động.
Theo thông tin từ Phó giám đốc Sở Công Thương TrầnThị Phương Lan, từ ngày 25/3, cách hiểu về việc đóng cửa các dịch vụ không thiếtyếu vẫn chưa thông nhất giữa các quận, huyện trong thành phố. Vì vậy, một sốphường đã ra những văn bản chỉ đạo đóng cửa các cửa hàng kinh doanh nhu yếu phẩm,dẫn tới việc gây ra hoang mang cho người dân trong mùa dịch Covid-19 đang diễnbiến ngày càng căng thẳng và phức tạp.
Hệ lụy này dẫn tới việc, sáng ngày 27/3, hiện tượngngười dân đổ xô đi mua đồ tích trữ lại tái xảy ra, số hàng hoá bán ra ở hệ thốngsiêu thị lớn tăng gấp đôi bình thường . Sở Công Thương đã đề nghị các quận, huyệntuyên truyền cho người dân biết các cửa hàng kinh doanh nhu yếu phẩm vẫn hoạt độngbình thường và không tăng giá.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội hiện có 26 trung tâmthương mại, 141 siêu thị, 674 cửa hàng gas, hơn 400 chợ dân sinh... "đâylà các địa chỉ được mở cửa", bà Lan nhận định.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêucầu phải thường xuyên kiểm tra, có các biện pháp yêu cầu các loại hình kinhdoanh không thiết yếu phải dừng hoạt động một cách nghiêm túc.
Cùng với đó, là lời yêu cầu từ Chủ tịch UBND thànhphố Hà Nội tới UBND quận Tây Hồ về việc rút kinh nghiệm không để tái xảy ratình trạng người dân đi lễ đông người như ngày 24/3/2020 (mùng 1 tháng 3 âm lịch)vừa qua.
Thành phố Hà Nội thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế tụ tập đông người kể từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4; tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4. Đối với các loại xe taxi và xe hợp đồng: Không dùng điều hòa, hạ kính, bắt buộc đeo khẩu trang đối với lái xe và hành khách, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách. Các trường học, cơ sở dạy nghề tiếp tục nghỉ học đến 15/4, không tổ chức cho học sinh đến trường dưới mọi hình thức. |
Lâm Hoàng