(LSO) - Chiều 16/6, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho hay, từ tháng 11/2019, thành phố đã họp yêu cầu Công ty Nhật Việt (JVE), đơn vị thí điểm công nghệ nano làm sạch một đoạn sông Tô Lịch, báo cáo rõ kết quả thí nghiệm, các văn bản pháp lý liên quan đến công ty và công nghệ xử lý.Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được và công ty Nhật Việt (JVE) cũng không liên hệ lại.
Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu công ty cungcấp các tài liệu theo chỉ đạo của thành phố, nhưng đến giờ vẫn chưa nhận đượcvà công ty không liên hệ lại. "Vậy chúng tôi hiểu là công ty đã từ bỏ việcxử lý nước trên sông Tô Lịch", Phó giám đốc Thắng nói.
Ngoài thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch, Côngty Việt Nhật còn quây một khu vực Hồ Tây để thí điểm làm sạch. Đến nay, khu vựcnày vẫn chưa dỡ bỏ.
Được biết, dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằngcông nghệ Nano-Bioreactor bắt đầu từ giữa tháng 5/2019 trên đoạn sông 300 m.Công nghệ Nano-Bioreactor gồm hai yếu tố là máy sục khí nano tạo ra oxy trực tiếpkích hoạt vi sinh vật; các tấm vật liệu bioreactor là chất xúc tác, cung cấpgiá thể, tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Hai yếu tố kết hợp thúc đẩy quátrình tự làm sạch nước, phân hủy bùn.
Sau gần 6 tháng, các thiết bị phục vụ thí điểm đã đượctháo dỡ. Đơn vị tổ chức thí điểm công bố đạt được sáu mục tiêu: xử lý mùi hôithối; phân hủy một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông; bảo tồn hệsinh thái.
Tuy nhiên, khi trả lời cử tri quận Thanh Xuân vào cuốitháng 11/2019, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục lại đánh giá việc thí điểm làm sạchsông Tô Lịch bằng công nghệ nano "chưa thành công" và thành phố sẽ thựchiện dự án xây dựng cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, đưa về nhà máy xửlý nước thải Yên Xá.
Trước đó, vào chiều ngày 10/12/2019, UBND TP. Hà Nộiđã có thông cáo báo chí, làm rõ các thông tin chung quanh việc thí điểm xử lýlàm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-BioreactorNhật Bản.
Trong văn bản đã nêu, ngày 6/12, tại buổi tiếp xúc cửtri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp HĐND TP. Hà Nội lần thứ 11 tại quận Hoàn Kiếm, Chủtịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã trả lời cử tri: Thành phố chưa cho phépTổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) thực hiện thử nghiệm xửlý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệNano-Bioreactor Nhật Bản.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại cuộc họp ngày11/4/2019 về đề xuất của Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE)xin thử nghiệm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng côngnghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.
Đến ngày 9/5/2019 UBND Thành phố đã họp xem xét đềxuất và đã có Thông báo số 142/TB-VP đồng ý cho các chuyên gia Nhật Bản, Côngty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) tổ chức thực hiện thí điểm xửlý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệNano-Bioreactor Nhật Bản. Thời gian thực hiện là hai tháng, dự kiến bắt đầu từngày 16/5/2019.
Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch UBND thành phốvà Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng đã trực tiếp xuống hiện trườngkiểm tra, tạo mọi điều kiện để đơn vị thực hiện thử nghiệm.
Trong quá trình thử nghiệm, do có mưa to, Công tyTNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã thông báo cho Công ty cổ phần Cải thiện Môi trườngNhật Việt (JVE) biết trước việc xả nước để bảo đảm điều tiết, vận hành mực nướcHồ Tây theo đúng quy định.
Tại cuộc họp ngày 29/10/2019, UBND thành phố đã đềnghị đơn vị tổ chức thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch cung cấp các hồ sơtiêu chuẩn, kỹ thuật liên quan đến công nghệ Nano-Bioreactor (có bản thuyếttrình toàn bộ về công nghệ); Giấy chứng nhận công nghệ của Chính phủ Nhật Bảnhoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận; Hồ sơ giới thiệu năng lực; danh sách cáccông trình, dự án đã được xử lý bằng công nghệ Nano-Bioreactor tại Nhật Bản vàcác nước khác.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của thành phố vàUBND thành phố vẫn chưa nhận được các tài liệu theo yêu cầu.
Sau khi Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung trảlời cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm vào ngày 6/12/2019, Công tyJVE đã phát tán Thông báo số 142/TB-VP của Thành phố kèm theo văn bản của JEBOmang danh Tổ chức Xúc tiến thương mại- môi trường Nhật Bản gửi đến nhiều các cơquan thông tin và trên mạng xã hội.
Qua thông tin bước đầu có được, đã xác định việc JVEvà JEBO đã phát tán thông tin sai sự thật là không phù hợp với văn hóa của cácdoanh nhân, doanh nghiệp và các nhà khoa học; đã gây ra sự hiểu nhầm của dư luận,làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân Chủ tịch UBND thành phố cũng như UBNDthành phố Hà Nội, và ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội vớicác đối tác Nhật Bản.
UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố phối hợp các đơn vị có liên quan tiến hành làm rõ sự việc này. Khi có kết quả, thành phố sẽ kiến nghị xử lý các cá nhân, đơn vị theo đúng quy định của thành phố và pháp luật Việt Nam.
Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường. Sông Tô Lịch ngày nay dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ, đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 200 cửa xả nước thải. Nhiều kế hoạch khắc phục ô nhiễm sông Tô Lịch đã được thành phố đưa ra trong hơn 10 năm qua nhưng đều không hiệu quả. Tháng 5/2020, thành phố đã động thổ xây cống gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sau đó đưa về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Giải pháp này được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ xử lý triệt để ô nhiễm ở sông Tô Lịch. Dự kiến, việc xây cống gom nước thải sẽ hoàn thành sau bốn năm. |
LÂM HOÀNG (t/h)