/ Kết nối
/ Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025

26/06/2025 06:23 |23 ngày trước

(LSVN) - Năm 2025, Đại học Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo đại học, cao đẳng hàng đầu khu vực trung du và miền núi phía Bắc với tổng cộng 20.550 chỉ tiêu trình độ đại học và 1.220 chỉ tiêu trình độ cao đẳng, trải rộng trên 121 ngành (165 chương trình đào tạo) trình độ đại học, cùng với 21 ngành đào tạo trình độ cao đẳng.

Mở rộng quy mô, đa dạng phương thức, đón đầu xu thế liên ngành

Năm 2025, Đại học Thái Nguyên tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng hình thức chính quy vào các trường đại học thành viên và các đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc với 121 ngành với 165 chương trình đào tạo trình độ đại học với 20.550 chỉ tiêu và 21 ngành đào tạo trình độ cao đẳng với 1.220 chỉ tiêu, theo nhiều phương thức tuyển sinh:

- Xét tuyển thẳng theo quy định Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT;

- Xét theo Kết quả đánh giá đầu vào đại học trên máy tính V-SAT;

- Xét theo Kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA);

- Xét theo Kết quả đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (SPT);

- Xét theo Kết quả đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (TSA);

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025;

- Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT (học bạ);

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 kết hợp Thi năng khiếu;

- Xét tuyển theo theo kết quả học tập cấp THPT (học bạ) kết hợp Thi năng khiếu;

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 kết hợp chứng chỉ quốc tế;

- Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT (học bạ) kết hợp chứng chỉ quốc tế;

- Xét chuyển học sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học;

- Xét chuyển học sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học kết hợp thi năng khiếu.

Đại học Thái Nguyên tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025.

Đại học Thái Nguyên tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025.

Đặc biệt, năm 2025 đánh dấu năm thứ 2 Đại học Thái Nguyên tổ chức kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT-TNU), nhằm đa dạng phương thức tuyển sinh, tăng cơ hội trúng tuyển đối với thí sinh, đồng thời sớm định hướng ngành học bậc đại học. Kỳ thi do Đại học Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục, Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Bên cạnh đó, Đại học Thái Nguyên quan tâm đào tạo theo hướng liên ngành là tích hợp các lĩnh vực khác nhau trong cùng một ngành đào tạo, qua đó người học dễ dàng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Xu hướng này được Đại học Thái Nguyên lựa chọn đào tạo, gắn kết công nghệ với các lĩnh vực khác, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Hơn nữa, Đại học Thái Nguyên đã tập trung phát triển các ngành đào tạo mới, ưu tiên các ngành đào tạo có sự tham gia của nhiều trường đại học thành viên để tạo điều kiện cho sinh viên có thể học cùng lúc 2 chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo có hợp tác với các đối tác nước ngoài để tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... 

Trong 6 tháng năm 2025, Đại học Thái Nguyên đã mở mới 15 ngành đạo tạo ở các lĩnh vực hiện đại như: công nghệ số, khởi nghiệp và trí tuệ nhân tạo.

Trước đó, năm 2024, Đại học Thái Nguyên mở mới 11 ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học đáp ứng yêu cầu về công nghệ, tài chính, quản trị gắn với chuyển đổi số như: ngành Công nghệ Tài chính, ngành Quốc tế học (Khoa Quốc tế); ngành Công nghệ và đổi mới sáng tạo, ngành Quản lý phát triển đô thị và bất động sản, ngành Tài chính - Kế toán (Trường Đại học Nông Lâm); ngành Quản trị nhân lực (Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh); ngành Kỹ thuật Robot (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp); chuyên ngành Công nghệ bán dẫn thuộc ngành Vật lý (Trường Đại học Khoa học).

Đặc biệt, Đại học Thái Nguyên mở mới 3 ngành đào tạo chuyên biệt với sứ mệnh “thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng trung du miền núi Bắc Bộ”, cụ thể: ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (Trường Đại học Khoa học); ngành Sư phạm tiếng Mông và ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang). Đối với Đại học Thái Nguyên việc đào tạo liên ngành này sẽ giúp các trường đại học tận dụng nguồn nhân lực khi nằm trong một “hệ sinh thái” đa ngành, đa lĩnh vực.

Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên và lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết hợp tác toàn diện.

Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên và lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết hợp tác toàn diện.

Đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, giáo dục hướng nghiệp

Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 04/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại 4 trường đại học thành viên (Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Trường Đại học Y Bắc Thái) và Trường Công nhân Cơ Điện Việt Bắc.

Đại học Thái Nguyên là một trong 3 đại học vùng của cả nước, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quốc gia và phát triển vùng. Trải qua 31 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng lớn mạnh; hiện có 7 trường đại học thành viên: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Y - Dược, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Trường Đại học Khoa học; 1 trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Trường Ngoại Ngữ, Khoa Quốc tế, 2 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang, Nhà xuất bản và 12 trung tâm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Toàn Đại học Thái Nguyên hiện có 2.480 giảng viên, trong đó giảng viên có trình độ cao với gần 200 Giáo sư, Phó Giáo sư và trên 1.000 Tiến sĩ ở tất cả các lĩnh vực: kỹ thuật và công nghệ, nông lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường, công nghiệp, y học, giáo dục, khoa học cơ bản, kinh tế và quản lý, khoa học xã hội và nhân văn.

Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng của Đại học Thái Nguyên hiện nay là hơn 80.000 người học và hiện đang đào tạo cho trên 1.000 lưu học sinh đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đây cũng là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, nằm trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu châu Á, là trung tâm đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững cộng đồng. Do đó, Đại học Thái Nguyên rất coi trọng công tác tư vấn tuyển sinh và giáo dục hướng nghiệp.

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên tư vấn tuyển sinh năm 2025.

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên tư vấn tuyển sinh năm 2025.

Năm 2024, tổng số thí sinh trúng tuyển nhập học đại học, cao đẳng hệ chính quy vào Đại học Thái Nguyên là 17.246 sinh viên (tăng 4.057 sinh viên so với năm 2023); trong đó có 16.021 sinh viên hệ đại học: (đạt 90,66% so với chỉ tiêu), 1.225 sinh viên hệ cao đẳng (đạt 109,08 % so với chỉ tiêu). Các cơ sở đào tạo tuyển sinh đạt tỉ lệ cao so với năm 2023, cụ thể: Trường Đại học Y - Dược: 1.557 sinh viên, Trường Đại học Khoa học: 2.641 sinh viên, Trường Đại học Công nghệ - Thông tin và Truyền thông: 2.984 sinh viên đại học chính quy...

Để đạt được kết quả trên là nhờ một phần ở công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp hàng năm cho học sinh. Bởi khi đã xác định được ngành, trường yêu thích, các em học sinh sẽ định hướng ôn tập tốt hơn để đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, Đại học Thái Nguyên luôn coi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp là hoạt động thường niên để giúp học sinh chọn ngành, chọn trường.

Năm 2025, Đại học Thái Nguyên tiếp tục hỗ trợ các cơ sở đào tạo thống nhất xây dựng phương thức tuyển sinh trình độ đại học phù hợp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ công tác tuyển sinh; hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong công tác quảng bá tuyển sinh, truyền thông, quảng bá hình ảnh của Đại học Thái Nguyên thông qua các phương tiện truyền thông, đa dạng hóa các hình thức quảng bá tuyển sinh nhằm thu hút thí sinh đăng ký dự tuyển.

Cùng với đó, tổ chức điểm thi của kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT); hỗ trợ các phân hiệu trong hoạt động xét tuyển lọc ảo và tổ chức hoạt động chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện các nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyển sinh giữa các cơ sở đào tạo trong Đại học Thái Nguyên.

Với chất lượng đào tạo được nâng cao, phương thức tuyển sinh khoa học, phù hợp, đồng bộ, Đại học Thái Nguyên sẽ tiếp tục đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh mới. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vị thế đại học vùng, xứng đáng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng trung du miền núi phía Bắc và cả nước.

Danh sách các ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 của Đại học Thái Nguyên:

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025 - 4

 

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025 - 5

 

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025 - 6

 

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025 - 7

 

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025 - 8

 

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025 - 9

 

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025 - 10

 

Đại học Thái Nguyên: Tuyển sinh 121 ngành với 21.770 chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2025 - 11

 

 

ĐOÀN TÂN - ĐẠT VŨ

Các tin khác