/ Dọc đường tố tụng
/ Đắk Lắk: Công ty Thủy Tiên liên tiếp bị xử lý các sai phạm

Đắk Lắk: Công ty Thủy Tiên liên tiếp bị xử lý các sai phạm

05/01/2021 18:02 |

LSO – Kể từ thời điểm 2/2020 đến nay, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Thủy Tiên liên tiếp bị các cơ quan chức năng xử phạt vì hành vi tăng giá bán khẩu trang, thiết bị y tế trái quy định.

Công ty Thủy liên tiếp bị cơ quan chức năng xử phạt.

Ngày 10/4, Đội Cảnh sát kinh tế,Công an TP. Buôn Ma Thuột đã đồng loạt ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất khẩutrang y tế trên địa bàn.

Qua kiểm tra Công ty TNHH Đầu tưphát triển Thủy Tiên, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều vi phạm quy địnhvề điều kiện kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế. Lực lượng Công an đã thugiữ 20 thùng khẩu trang (50.000 cái khẩu trang y tế kháng khuẩn) trị giá khoảng100 triệu đồng.

Trước đó, ngày 13/02 Cục Quản lýthị trường tỉnh Đắk Lắk cũng đã tiến hành kiểm tra Công ty này và raquyết định xử phạt 50 triệu đồng với hành vi tăng giá bán khẩu trang trái quyđịnh.

Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, nhà chức trách đã bắt quả tang Công ty này đang bán 2 thùng khẩu trang trên với giá 5 triệu đồng cho 2 người dân, cao gấp 3 lần so với quy định.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, Công ty Thủy Tiên đã tăng giá khẩu trang gấp 3 lần để trục lợi.

Theo một lãnh đạo Cục Quản lý thịtrường tỉnh Đắk Lắk, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầusử dụng khẩu trang, nướcc sát trùng, găng tay y tế tăng cao nên các cơ sở kinhdoanh lợi dụng tăng giá.

Hiện cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ xử lý Công ty Thủy Tiên theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp thị trường khan hiếm, nhà thuốc phải nhập khẩu trang với giá cao và bán ra với giá cao hơn nhiều lần với giá trước khi có dịch bệnh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có các hành vi sau: 
– Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ (được quy định tại Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ);
– Hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý (được quy định tại Điều 17 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP);
– Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác (được quy định tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ);
– Hành vi đầu cơ hàng hóa (được quy định tại Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP);
– Hành vi găm hàng (được quy định tại Điều 47 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP).

Hạnh Hương

/hanh-vi-ban-san-pham-y-te-voi-gia-cao-de-truc-loi.html