/ Đời sống - Xã hội
/ Đắk Lắk: Tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk: Tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Từ ngày 25/5/2020 đến 24/5/2021, toàn quốc xảy ra 5.408 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó: 2.894 vụ lừa đảo theo các phương thức truyền thống (chiếm hơn 53,5%); 2.514 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng (chiếm 46,5%).

Bắt nóng nhóm đối tượng dàn cảnh cướp tiền của nạn nhân tại ngân hàng.

Cảnh giác tội phạm công nghệ cao

Thời gian gần đây, do tác động của việc thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phương thức truyền thống có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, hoạt động lợi dụng không gian mạng để lừa đảo gia tăng và diễn biến phức tạp hơn, nổi lên là các thủ đoạn như: Tạo lập các Website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư, kinh doanh tiền ảo, ngoại hối (Forex), sàn giao dịch quyền chọn nhị phân.

(Binary option)… theo mô hình đa cấp, sau đó can thiệp vào hệ thống kỹ thuật làm cho nhà đầu tư thua lỗ hoặc đánh sập để chiếm đoạt tài sản; đăng thông tin giả mạo về các hoàn cảnh khó khăn để vận động quyên góp từ thiện để chiếm đoạt số tiền huy động được; lợi dụng việc mua bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến, mạng xã hội, nhất là các mặt hàng y tế phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19 để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người mua.

Triệt phá nhóm đối tượng “tín dụng đen” cho vay với lãi xuất cao.

Thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh được phục hồi và đẩy mạnh; cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch sang nền kinh tế số và hội nhập tế ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực, nhiều hình thức giao dịch điện tử, trực tuyến được triển khai… tạo nhiều thuận lợi cho quá trình hội nhập và phát triển; đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm phát sinh các tội phạm với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trên không gian mạng.

Nếu không chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn sẽ gây ra nhiều thiệt hại về tài sản cho các tổ chức, cá nhân. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh yêu cầu: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 5530/KH-UBND, ngày 26/6/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm

Nhóm đối tượng đánh bạc tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Công an tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đặc biệt là trên không gian mạng nhằm tuyên truyền, cảnh báo các phương thức, thủ đoạn, nhất là các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cho người dân để chủ động phòng ngừa, đồng thời tích cực phát hiện, tố giác với lực lượng Công an. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý triệt để các đường dây, băng nhóm hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh. Phối hợp các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá các lĩnh vực dễ phát sinh lừa đảo; ngăn chặn, cảnh báo về các Website, các trang mạng xã hội giả mạo nghi vấn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản để làm công tác phòng ngừa; tổ chức kiểm tra, giám sát các giao dịch đáng ngờ, có dấu hiệu hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Triển khai thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tập trung xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã phát hiện để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

Sở TT&TT tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1225/QĐ-BTTTT ngày 20/7/2020 của Bộ TT&TT phê duyệt kế hoạch tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo, đăng tải thông tin trên các trang báo chí tại địa phương, các trang mạng xã hội, xuất bản phẩm, quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, thuê bao di động; đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, internet ký cam kết và thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ để chủ động triển khai các biện pháp cảnh báo, hỗ trợ.

Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rộng rãi đến mọi tầng lớp Nhân dân với nội dung, hình thức phù hợp trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong đó tuyên truyền, phổ biến về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn quân và Nhân dân tại địa bàn biên giới của tỉnh nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng; bảo vệ quyền, lợi ích và tài sản của quân nhân, công nhân viên chức, lao động hợp đồng thuộc quyền quản lý và quần chúng Nhân dân tại địa bàn biên giới.

Sở LĐ-TB&XH làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại các địa phương; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài của các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị thu hồi giấy phép các trường hợp có sai phạm để phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt nhóm đối tượng tàng trữ thiết bi y tế không có hóa đơn chứng từ.

Sở VH-TT&DL triển khai các biện pháp chấn chỉnh, siết chặt quản lý, cấp phép, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành VH-TT&DL nhằm hạn chế sơ hở để tội phạm lừa đảo lợi dụng hoạt động, đồng thời tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần ngăn chặn việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, tiếp tay, làm ngơ cho các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên quán triệt, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA- MTTQ ngày 01/8/2013 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Công an, trong đó tập trung tuyên truyền để Nhân dân nhận biết hình thức, phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội tại địa bàn dân cư. Phối hợp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại các khu dân cư với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tổ chức đánh giá, nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình, điển hình tiên tiến, các tấm gương sáng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ cơ sở.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường quản lý đối với hoạt động cấp, sử dụng dịch liên quan tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra các cấp trong công tác xác minh, xử lý tội phạm, kịp thời phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong các vụ việc, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

LAM SƠN

Phê duyệt Chương trình Sách quốc gia giai đoạn 2022 - 2026

Lê Minh Hoàng