Ông Phạm Minh Tấn Phó Bí thương thường trực Tỉnh uỷ chủ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch 40-KH/TU về Giao ban báo chí định kỳ.
Tăng cường công tác phát ngôn, cung cấp thông tin liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu
Cá biệt một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến việc xử lý và phản hồi thông tin báo chí đối với những vấn đề, vụ việc nổi cộm liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị mình. Dẫn đến tình trạng báo chí phản ánh một số vụ việc để kéo dài với nhiều bài viết, bài bình luận gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo địa phương. Ủy ban Nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung công việc nhằm để chấn chỉnh tình trạng trên.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Báo chí năm 2016; Nghị định số 09/2017/NĐ-CP, ngày 09/02/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước; Công văn số 1395-CV/TU ngày 16/12/2021 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Cử cán bộ theo dõi thông tin trên báo chí hằng ngày được Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp trong, nếu có nội dung báo chí phản ánh về những sự việc, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các tồn tại, hạn chế… liên quan đến trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì chủ động kiểm tra, xác minh, làm rõ và thực hiện phản hồi thông tin cho báo chí theo quy định - tránh để xảy ra khủng hoảng truyền thông.
Nhà báo Dương Thế Hoàn phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô Thị tham gia ý kiến về việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí.
Chủ động xử lý, phản hồi thông tin báo chí phản ánh
Văn bản phản hồi báo chí cần lưu ý nêu rõ nội dung báo chí phản ánh đúng thì tiếp thu, xem xét xử lý và khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì tiếp tục phản hồi cho báo chí. Các nội dung có căn cứ cho rằng báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín hoặc gây hiểu nhầm thì cơ quan, đơn vị liên quan phải thực hiện phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí theo quy định đồng thời gửi cho UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi, phục vụ công tác quản lý nhà nước về báo chí. thực hiện theo Điều 43, Luật Báo chí năm 2016.
Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì Người đứng đầu cơ quan, đơn vị liên quan gửi văn bản cho cơ quan báo chí đề nghị đăng, phát phần nội dung kết luận đó và đề nghị cơ quan báo chí thực hiện nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí theo Điều 42 Luật Báo chí 2016.
Trưởng phòng Báo chí xuất bản Sở TTTT tỉnh Đắk Lắk phát biểu về tính phản biện xã hội trong báo chí.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết theo Điều 39 Luật Báo chí 2016.
Thực hiện quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời vấn đề mà cơ quan báo chí đã thông tin; đồng thời giám sát việc chấp hành quy định: Cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Nếu phát hiện báo chí không thực hiện quy định trên thì báo cáo UBND tỉnh đồng thời gửi cho Sở Thông tin và Truyền thông, thực hiện theo Điều 39 Luật Báo chí 2016.
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Hội Nhà báo tỉnh định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, nhất là trong các trường hợp xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng, nhạy cảm có tác động lớn trong xã hội hoặc những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm; Phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh tham mưu tổ chức các cuộc họp báo định kỳ tháng, họp báo đột xuất.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ quan báo chí, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật về báo chí; Tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Nghị định số 09/2017/NĐ-CP theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên theo các quy định của Luật Báo chí năm 2016; Điều 9, Nghị định số 09/2017/NĐ-CP.
Trước đó, ngày 12/8, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch số 40-KH/TU ngày 29/6/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy (gọi tắt là Kế hoạch số 40) về Giao ban báo chí định kỳ. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn chủ trì hội nghị. Thực hiện Kế hoạch số 40, thời gian qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh bảo đảm thực hiện tốt công tác tổ chức giao ban báo chí định kỳ. Qua đó, đã kịp thời đánh giá tình hình hoạt động, việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, định hướng tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí, góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là kênh quan trọng để các cơ quan, phóng viên báo chí để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng liên quan đến hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh, kịp thời đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, xử lý, giải quyết, làm rõ những vấn đề báo chí phát hiện, phản ánh... |
LAM SƠN