/ Trợ giúp pháp lý
/ Đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thế nào?

Đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thế nào?

30/07/2022 14:46 |

(LSVN) - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi cho việc theo dõi, tham gia ý kiến đối với dự thảo. Vậy, việc đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?

Trang chủ

Ảnh minh họa.

Cụ thể, Điều 39 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định việc đánh số thứ tự của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Dự thảo 1 là dự thảo được đơn vị chủ trì soạn thảo trình Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Dự thảo 2 là dự thảo được Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định gửi và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc của cơ quan chủ trì soạn thảo, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

- Dự thảo 3 là dự thảo được gửi đến cơ quan thẩm định sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Dự thảo 4 là dự thảo đã tiếp thu ý kiến thẩm định và trình Chính phủ xem xét, quyết định việc: Trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Trình Chính phủ xem xét, thông qua đối với dự thảo nghị định; Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành đối với dự thảo quyết định; Trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, ban hành đối với dự thảo thông tư và thông tư liên tịch; Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc trình Hội đồng nhân dân đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Trình Ủy ban nhân dân xem xét, ban hành quyết định.

- Dự thảo 5 là dự thảo được chỉnh lý về mặt kỹ thuật sau khi tiếp thu ý kiến của Chính phủ và trước khi Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký hoặc ủy quyền ký trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đối với dự thảo nghị định. Sau khi tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước khi ký ban hành đối với thông tư và thông tư liên tịch; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

PV

Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?

Lê Minh Hoàng