Ảnh minh họa.
Ngày 27/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH). Đa số Đại biểu Quốc hội đều bày tỏ nhất trí cao với sự cần thiết ban hành luật này. Các Đại biểu Quốc hội cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Ban soạn thảo dự luật đã chuẩn bị dự luật công phu, kỹ lưỡng.
Đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum) cho biết, tai nạn cháy nổ xảy ra ngày càng nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua. Nguyên tắc quy định trong luật này lấy phòng ngừa là chính, hạn chế thấp nhất sự cố cháy nổ; khi có tình huống xảy ra, yêu cầu công tác CNCH phải nhanh chóng, hiệu quả.
Tuy vậy, theo báo cáo của Bộ Công an, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phục vụ PCCC-CNCH hiện nay còn thiếu, lạc hậu, kém chất lượng, chưa đảm ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như tình hình thực tiễn.
Do đó, Đại biểu Phạm Đình Thanh cho rằng, Nhà nước cần có ngay biện pháp phù hợp để giải quyết nhanh nhất những tồn tại nêu trên, cần bổ sung các chính sách ưu tiên, ưu đãi của nhà nước trong xây dựng lực lượng và trang bị phương tiện PCCC-CNCH.
Ngoài ra, Đại biểu cũng đề xuất cần quy định có ưu tiên thỏa đáng về nguồn lực tài chính để mua sắm, trang bị phương tiện CNCH tiên tiến, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất để cứu người, cứu tài sản, dập đám cháy nhanh nhất, kể cả máy bay để thực hiện.
Cũng theo Đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh, thực tế nhiều địa phương có tình trạng cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ không thực hiện đúng thẩm quyền xử lý sai phạm, thậm chí còn tiếp tay cho các vi phạm về trật tự xây dựng.
Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới nhiều vụ cháy nổ trong thời gian qua. Vì thế, cần bổ sung các hành vi bị cấm trong dự luật PCCC-CNCH.
TRẦN VŨ (t/h)
Hà Nội dự kiến công bố điểm thi lớp 10 chậm nhất vào ngày 02/7