/ Tích hợp văn bản mới
/ Đề xuất bỏ ‘rào cản’ về nhập hộ khẩu thường trú ở các thành phố lớn

Đề xuất bỏ ‘rào cản’ về nhập hộ khẩu thường trú ở các thành phố lớn

05/01/2021 18:03 |

(LSO) - Chính phủ muốn bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương nhưng một số đại biểu Quốc hội lại không đồng tình.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại phiên họp.

Sáng ngày 12/5, Ủy ban Pháp luật họp phiên toàn thể lần thứ 28, thẩm tra về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Một trong những nội dung được nhiều đại biểu thảo luận liên quan đến đề xuất bỏ điều kiện đăng ký thường trú (ĐKTT) vào các thành phố trực thuộc trung ương của Chính phủ.

Cóchỗ ở hợp pháp thì được đăng ký thường trú

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, hiện LuậtCư trú quy định các điều kiện riêng đối với việc ĐKTT vào thành phố trực thuộctrung ương nhằm hạn chế tình trạng di dân từ nông thôn đến các thành phố lớnnhưng không thực sự phát huy hiệu quả.

Thực tế, tình trạng gia tăng dân số cơ học, di dân từcác tỉnh, nông thôn đến các thành phố lớn, thành phố trực thuộc trung ương làmviệc, sinh sống vẫn rất cao. Vì không có hộ khẩu nên họ và gia đình gặp nhiềukhó khăn trong học tập, lao động, cũng như thụ hưởng các dịch vụ xã hội.

Theo Bộ Công an, số người đăng ký tạm trú và khôngĐKTT, tạm trú nhưng thường xuyên sinh sống tại các TP trực thuộc trung ương chiếmgần 23% dân số tại các TP này. “Việc quy định riêng các điều kiện ĐKTT ở các TPtrực thuộc trung ương đã ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân theo quyđịnh của Hiến pháp năm 2013” - Thứ trưởng Ngọc nói.

Từ những bất cập trên, Chính phủ thống nhất bỏ cácquy định riêng về điều kiện ĐKTT tại thành phố trực thuộc trung ương. Việc ĐKTTtại tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương là như nhau, được áp dụngchung, thống nhất trên toàn quốc. Cụ thể, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương nào thì được ĐKTT tại tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương đó.

Để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, dựthảo luật cũng bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô (quy định về điều kiệnĐKTT ở thủ đô).

Khôngđồng tình đề xuất bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tạithành phố lớn.

Trong phiên thẩm tra dự án Luật Cư trú của Uỷ ban Pháp luật đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý liên quan tới việc đề xuất "bỏ điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương" (Điều 21).

Theo quy định hiện hành, người dân muốn đăng ký thườngtrú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có thời gian tạmtrú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quậnthì từ hai năm trở lên.

Cụ thể, ở Hà Nội, nếu đăng ký vào quận nội thành thựchiện theo quy định của Luật Thủ đô với quy định tạm trú từ ba năm trở lên...

Chính phủ cho rằng, chính sách này tác động đến quyền,lợi ích của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớnnhưng chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú; chưa thực sự hiệu quả trong việc giảmdi dân, tăng dân số cơ học nên đề nghị bãi bỏ, không quy định trong dự thảo luậttrình Quốc hội.

Không đồng tình, đại biểu Đào Tú Hoa cho rằng điềukiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương cần phải bảo đảm thựchiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật, phù hợp với hệthống pháp luật.

"Quy định như vậy là mâu thuẫn với Luật Thủ đô.Đây là việc rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống, làm việc, họctập của người dân mà còn ảnh hưởng an ninh trật tự của thành phố", bà nói.

Cùng chung thắc mắc, đại biểu Leo Thị Lịch cũng đềnghị Chính phủ phân tích rõ hơn tác động tiêu cực về mặt xã hội của giải phápnày. Bà e ngại các thành phố trung ương sẽ tăng dân số cơ học, từ đó gia tăngáp lực lên hệ thống giáo dục, y tế, các dịch vụ công khác... Trong khi đó, Hà Nộivà TP. HCM đang bị quá tải về dịch vụ công.

Cho rằng việc quản lý thường trú tại các thành phố lớnđang có nhiều bất cập, đại biểu Phạm Văn Hoà thông tin, Uỷ ban Pháp luật đigiám sát tại Thủ đô Hà Nội thấy dân số cơ học của Hà Nội rất đông. "Nhữngngười này không đăng ký thường trú, nhưng họ vẫn cư trú tại Hà Nội, thậm chí làtừ đời này sang đời khác", ông nói và nhấn mạnh, tình trạng tương tự cũngdiễn ra ở những thành phố lớn khác.

"Nếu Luật có hiệu lực thi hành, chính quyền địaphương sẽ phải tăng cường những điều kiện cần thiết để bảo đảm người dân đượchưởng thụ những gì mà chính sách nhà nước đưa ra", ông Hoà nói.

Một số đại biểu lại đồng tình với đề xuất bỏ điều kiệnriêng đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương. Ông NguyễnThanh Hồng cho rằng, không nên đặt ra chế độ riêng biệt vì quản lý nhà nước, quảnlý dân cư phải thống nhất. Việc đặt ra các điều kiện trong việc nhập cư ít nhiềutạo tâm lý kỳ thị trong một bộ phận người dân, chưa kể làm phức tạp thêm về mộtsố vấn đề về quản lý an ninh trật tự, tội phạm, an toàn giao thông...

"Trong xu thế xã hội hiện nay, người dân khôngcòn ưu tiên lựa chọn nơi cư trú là nội đô và các thành phố trực thuộc Trungương. Tôi dự báo thời gian tới sẽ có xu hướng dịch chuyển ngược lại, nhất làtrong tình trạng dịch bệnh như hiện nay", ông Hồng nhận xét.

Trước đó, tờ trình của Chính phủ cho biết, mặc dù cóquy định hạn chế nhưng hiện nay có khoảng 3,5 triệu người tạm trú tại các thànhphố trực thuộc trung ương. Người dân có quyền do đi lại, có công ăn việc làm, đếnnhững nơi có nhu cầu lao động phù hợp với trình độ, kinh nghiệm.

Do tính cấp thiết, Chính phủ đã đề nghị bổ sung dự án Luật Cư trú (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Sau khi thảo luận, Thường vụ Quốc hội đồng ý trình dự Luật tại kỳ họp 9, khai mạc cuối tháng 5 và thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.

LÂM HOÀNG (t/h)

/thu-tuong-lam-nhung-viec-co-loi-cho-dan-cho-nuoc-la-trach-nhiem-va-danh-du-cua-moi-nguoi.html